Kỹ thuật nuôi gà đông tảo và cách chăm sóc gà khỏe mạnh

Gà đông tảo hay còn gọi là gà tiến vua, được xem là giống gà mang lại lợi ích kinh tế cao, được nhiều hộ gia đình chọn nuôi. Tuy nhiên, để nuôi được giống gà quý hiếm này thành công thì người chăn nuôi phải tìm hiểu kỹ về kỹ thuật nuôi gà đông tảo và cách chăm sóc gà. Trong bài viết này, Siêu thị thiết bị chăn nuôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách nuôi gà đông tảo giúp gà lớn nhanh và khỏe mạnh.

Kỹ thuật xây dựng chuồng trại

Đây là kỹ thuật cơ bản của quá trình nuôi gà đông tảo. Tương tự như các loại gà khác, người chăn nuôi có thể nuôi gà đông tảo theo hình thức thả vườn hoặc công nghiệp. Theo kinh nghiệm của các trang trại nuôi uy tín thì người chăn nuôi nên áp dụng hình thức thả vườn, gà sẽ lớn nhanh, to, khỏe, chất lượng thịt ngon và tiết kiệm chi phí tối đa.

Kỹ thuật làm chuồng gà

Trước khi làm chuồng gà, chủ trang trại chăn nuôi cần lưu ý:

  • Người chăn nuôi phải làm chuồng cho gà ngủ đủ ấm, không bị ứ nước. Tốt nhất nên cho trấu vào để làm ấm nơi cho gà ngủ và xây chuồng cao hơn mặt đất.
  • Nếu nuôi gà con thì nên bố trí các máng ăn và máng uống đều nhau, đảm bảo cả đàn gà phát triển đồng đều.
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh dịch bệnh. Người chăn nuôi có thể mua các loại thuốc khử trùng chuồng trại tại các nhà thuốc thú y để phun xịt, khử khuẩn cho chuồng gà 2 tuần 1 lần.

Xem chi tiết: Tổng hợp các cách làm chuồng gà đơn giản, tối ưu chi phí

Xem thêm:  Gà hậu bị là gà gì? Đặc điểm và kỹ thuật nuôi gà hậu bị mới nhất

Cách làm lồng cho gà con mới nở

Ky Thua Nuoi Ga Dong Tao 2

  • Khi làm lồng úm cho gà đông tảo con mới nở, người chăn nuôi cần lưu ý giữ kín gió và không để gà bị lạnh. Do gà mới nở còn yếu, lông tơ ít nên khả năng nhiễm lạnh cao và khả năng chết nhanh hơn các giống gà khác.
  • Lồng úm nên có kích thước: 2 x 1 x 0,5m, xung quanh được bao kín và đặt đèn chiếu sáng hợp lý giúp chuồng gà luôn ấm.
  • Lồng úm phải được sát khuẩn bằng thuốc và vệ sinh sạch sẽ trước khi cho gà con mới nở vào.

Cách làm chuồng cho gà mới lớn

Cách làm chuồng cho gà mới lớn
Cách làm chuồng cho gà mới lớn
  • Vị trí đặt chuồng gà phải thoáng mát, tránh mưa, gió tạt vào.
  • Xây nền của chuồng gà nên cao hơn mặt đất, vách chuồng cao khoảng 0,5m, dùng gạch xây cho chắc chắn và dựng vải nilon cao khoảng 3m trên trần để ngăn không cho gà bay qua bay lại.
  • Bên trong chuồng người chăn nuôi nên phủ thêm lớp trấu để giữ ấm cho gà vào mùa đông hoặc mùa mưa.
  • Dựng sào đậu cho gà ngủ cách nền khoảng 40 – 50cm, mỗi sào cách nhau khoảng 50cm, cách tường khoảng 25cm. Người chăn nuôi dùng sào được làm bằng tre hoặc nứa.
  • Máng đựng thức ăn và nước uống cho gà phải được đặt xen kẽ với nhau . Máng uống nước thì nên chọn loại có chiều dài khoảng 10cm, chứa đựng được 3 – 4 lít nước.

Xem thêm: Bình Galon New cho gà uống nước, nhựa HDPE có móc treo

Kỹ thuật chọn giống gà đông tảo

Cách chọn giống gà đông tảo
Cách chọn giống gà đông tảo

Trong các kỹ thuật nuôi gà đông tảo, việc chọn giống gà là khâu quan trọng. Giống gà con thuần chủng phải được mua ở những địa chỉ cung cấp, phân phối giống gà uy tín, đáng tin cậy.

Khi chọn giống gà con nên lựa những con gà có kích cỡ đồng đều nhau, da chân bóng mượt, hồng hào, rốn khô, khép kín và nhanh nhẹn.

Khi gà con được 1 ngày tuổi, người chăn nuôi cho gà con uống nước có pha vitamin C, glucose hoặc bắp nhuyễn để làm sạch ruột trước khi cho ăn thức ăn theo từng giai đoạn.

Xem thêm:  Tiết lộ chi phí nuôi 100 con vịt xiêm mang lại lợi nhuận cao năm 2023

Kỹ thuật nuôi gà đông tảo con

Đối với gà con mới nở, không nên thả vườn ngay mà hãy nuôi nhốt, vì gà con mới nở lúc 3 tháng lông tơ còn ít, khả năng chịu lạnh kém.

Tùy theo độ tuổi của gà con, người chăn nuôi sẽ áp dụng kỹ thuật nuôi gà đông tảo sao cho hợp lý.

Kỹ thuật nuôi gà đông tảo mới nở

Kỹ thuật nuôi gà đông tảo con mới nở
Kỹ thuật nuôi gà đông tảo con mới nở
  • Với gà con mới nở, nên ủ điện cả ngày lẫn đêm trong lồng kín, không có gió và không khí lùa vào.
  • Khẩu phần ăn của gà nên có thêm các loại vitamin để gà khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Không nên cho gà con ăn những thức ăn đã cũ.
  • Người nuôi gà nên chọn máng tập ăn cho gà mới nở và đặt xen với máng nước. Gà con mới nở thường uống nhiều nước nên nếu thấy nước cũ đã dơ thì nên thay nước mới liên tục.
  • Thường xuyên vệ sinh lồng úm sạch sẽ, cung cấp đầy đủ nhiệt độ, ánh sáng, lượng thức ăn hợp lý để gà con phát triển tốt. Đồng thời, người chăn nuôi nên theo thăm nom, theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện những con gà bị ốm, chậm phát triển để chăm sóc tốt hơn.

Kỹ thuật nuôi gà đông tảo 1, 2 và 3 tháng tuổi

Đối với gà con đông tảo 1 tháng tuổi

Kỹ thuật nuôi gà đông tảo 1 tháng tuổi
Kỹ thuật nuôi gà đông tảo 1 tháng tuổi
  • Người nuôi gà chỉ cần ủ điện từ buổi chiều tối đến sáng. Vào mùa mưa, mùa đông thì ủ cả ngày lẫn đêm.
  • Khi chọn dụng cụ máng ăn cho gà 1 tháng tuổi, người chăn nuôi nên chọn loại máng tập ăn xoay cho gà, có nắp đậy chống ẩm cám và bổ sung thêm vitamin, khoáng chất để gà để gà tăng sức đề kháng, phát triển tốt.
  • Thường xuyên theo dõi, chú ý hành vi để phát hiện gà có dấu hiệu ốm, bệnh kịp thời.

Đối với gà đông tảo 2 tháng tuổi

Kỹ thuật nuôi gà đông tảo 2 tháng tuổi
Kỹ thuật nuôi gà đông tảo 2 tháng tuổi
  • Ở độ tuổi này, gà con đông tảo không cần ủ điện nhiều như gà con 1 tháng tuổi mà chỉ ủ vào mùa đông hoặc mùa mưa.
  • Giai đoạn này nên thả vườn từ từ để gà thích ứng với môi trường và cho gà vào chuồng trước chiều tối để tránh gió lạnh.
  • Vệ sinh chuồng gà kỹ lưỡng, xịt thuốc sát khuẩn 2 đến 3 ngày/lần.
Xem thêm:  Những sáng tạo mới trong mô hình chăn nuôi gà thả vườn

Đối với gà đông tảo 3 tháng tuổi

Kỹ thuật nuôi gà đông tảo 3 tháng tuổi
Kỹ thuật nuôi gà đông tảo 3 tháng tuổi
  • Gà con trong giai đoạn 3 tháng tuổi đang phát triển thể trọng nhanh, ăn khỏe, thịt và cơ bắp đỏ au. Gà cũng bắt đầu tập gáy và trổ lông mã.
  • Đầu có mào sụn đỏ au, chân gà to, lớp vảy thịt bắt đầu có màu đỏ và cứng cáp.
  • Người chăn nuôi cần chọn loại máng ăn chia ô cho gà để hạn chế vung vãi thức ăn. Đồng thời, tăng lượng thức ăn lên nhiều hơn mỗi ngày và bổ sung thêm các loại thức ăn như lúa, cám, tấm,… để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho gà, giúp phát triển thể trạng tốt.
  • Thời gian thả vườn liên tục và nhiều hơn cho đến 18 tháng để gà đạt chất lượng giống tốt nhất.

Kỹ thuật nuôi gà đông tảo trưởng thành

Kỹ thuật nuôi gà đông tảo trưởng thành
Kỹ thuật nuôi gà đông tảo trưởng thành

Đối với gà đông tảo trưởng thành, kỹ thuật nuôi không có gì phức tạp. Thức ăn cho gà chủ yếu là lúa, bắp tẻ nguyên hạt hoặc thức ăn dành cho gà trộn với rau lang, rau muống cắt nhỏ, có thể trộn với bắp xay,…

Gà mái bắt đầu đẻ trứng khi được 160 ngày tuổi. Số lượng trứng của gà đông tảo không nhiều như những giống gà khác. Cho nên cần chăm sóc gà mái tốt, hạn chế gà quá béo, vì gà đông tảo là giống gà có chân to, nếu thân hình quá mập sẽ khó di chuyển, khó đẻ và ấp trứng. Bên cạnh đó, nếu gà mái quá béo sẽ làm tăng thời gian đẻ trứng.

Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật nuôi gà đông tảo giúp lớn nhanh, khỏe mạnh. Hy vọng những người chăn nuôi gà đông tảo áp dụng thành công vào mô hình chăn nuôi của mình. Nếu cần mua dụng cụ, thiết bị chăn nuôi gia súc, gia cầm thì hãy truy cập https://channuoithuy.com.vn. Nhân viên sẽ hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình.

tran-hong-tham

Phó phòng Marketing

Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi