Những sáng tạo mới trong mô hình chăn nuôi gà thả vườn

Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên lựa chọn gà thả vườn hơn so với gà công nghiệp bởi thịt gà ngon và chắc, mặc dù giá thành cao hơn. Chính vì vậy, mô hình chăn nuôi gà thả vườn cũng được mở rộng. Đòi hỏi người chăn nuôi phải áp dụng nhiều kỹ thuật bài bản hơn để đạt được năng suất tối đa và tiết kiệm chi phí. Tham khảo các sáng tạo mới trong chăn nuôi gà thả vườn có gì nhé!

Mô hình chăn nuôi gà thả vườn

Chăn nuôi gà thả vườn là hình thức chăn nuôi truyền thống được phát hiện và lưu truyền từ rất lâu đời. Khi ngành công nghiệp chăn nuôi hiện đại ra đời với hàng triệu con gà được xuất chuồng mỗi ngày thì gà thả vườn vẫn giữ vị trí ưu tiên trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Bởi độ ngon, chắc mà thịt gà công nghiệp khó có được.

Cùng tìm hiểu xem mô hình chăn nuôi gà thả vườn có gì mà đặc biệt đến thế!

Gà thả vườn đem lại chất lượng thịt dai, chắc và ngon hơn gà công nghiệp
Gà thả vườn đem lại chất lượng thịt dai, chắc và ngon hơn gà công nghiệp

Chuẩn bị điều kiện nuôi

Chuẩn bị dụng cụ, chuồng nuôi

Đây là bước đầu tiên trong mô hình chăn nuôi gà thả vườn khá quan trọng. Người chăn nuôi cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị trước khi đem gà về nuôi.

  • Xây dựng hệ thống chuồng trại bao gồm chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, uống. Tất cả đều được làm sạch và khử trùng trước khi sử dụng từ 5 đến 7 ngày.
  • Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát vào mùa Hè, ấm áp trong mùa Đông.
  • Nền chuồng được thiết kế đúng kỹ thuật, cao ráo, thoát nước và lưới quây để bảo vệ gà khỏi sự tấn công của các con vật khác như chó, rắn, chuột,…
  • Chất độn chuồng gồm trấu, dăm bào sạch được rải đều dưới nền có độ dày từ 5 đến 10cm và phun sát trùng trước khi sử dụng.
Xem thêm:  Cách ấp trứng gà tự nhiên bằng gà mái theo đúng kỹ thuật

Chuẩn bị đất vườn thả gà

  • Đất vườn thả gà cần rộng rãi, thoáng mát, có nhiều bóng râm và được bao quanh bằng rào chắn lưới B40, nilon hay phên nứa.
  • Diện tích vườn thả gà phụ thuộc vào số lượng con trong đàn, đáp ứng mật độ mỗi mét vuông 1 con gà.

Bên cạnh đó, người chăn nuôi cũng cần chuẩn bị lồng úm gà con, giúp sưởi ấm, tạo điều kiện thuận lợi cho gà phát triển, sinh trưởng tốt.

Chọn giống gà

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ chuồng, trại để nuôi, thả gà rồi, người chăn nuôi cần tiến hành lựa chọn giống gà sao cho đạt chất lượng tốt nhất.

Chọn gà con giống theo hướng lấy thịt

Nếu nuôi gà theo hướng lấy thịt thì có các giống gà như Tàu Vàng, Đông Tảo, Nòi, Tam Hoàng, Lương Phượng,…

Người chăn nuôi cần quan sát kỹ, chọn gà con đồng đều về trọng lượng, chỉ lấy những con nhanh, mắt sáng, lông bông, bụng gọn và chân mập. Tránh chọn gà con bị khô, khoèo chân, vẹo mỏ, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ và có vòng thâm đen quanh rốn.

Chọn gà con mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập và có độ đồng đều về trọng lượng
Chọn gà con mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập và có độ đồng đều về trọng lượng

Chọn gà đẻ giống theo hướng lấy trứng thương phẩm

Nếu nuôi với mục đích lấy trứng thương phẩm thì nên chọn các giống đẻ nhiều như Tàu Vàng, Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri,…

Người chăn nuôi cần chọn những con có trọng lượng vừa phải, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6 đến 1,7kg là tốt nhất.

Đầu gà nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to và có màu đỏ tươi, mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng mềm mại. Ngoài ra cũng nên để ý hậu môn gà mái có rộng, màu hồng tươi và ẩm ướt hay không. Đo khoảng cách giữa xương chậu và xương ức có độ rộng khoảng 3 – 4 ngón tay, giữa 2 xương chậu cách nhau 2 – 3 ngón tay xếp lại.

Xem thêm:  Kỹ thuật nuôi vịt chạy đồng tiết kiệm chi phí, có năng suất cao

Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn

Khi đã đảm bảo được điều kiện chăn nuôi gà thả vườn và lựa chọn giống tốt, lúc này sẽ tiến hành kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn.

Nên chuyển gà về chuồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày mưa bão hay áp thấp nhiệt đới.

Đưa gà con vào chuồng úm rồi cho uống nước pha Electrotyle hoặc vitamin C. Chỉ cho ăn tấm nấu hoặc bắp nhuyễn ngâm sau khi gà nở ít nhất 12 giờ, ăn uống như vậy trong 2 ngày đầu.

Đến ngày thứ 3 thì có thể tăng dần lượng thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn phụ phế phẩm.

Đến ngày thứ 7 trở đi thì trộn thuốc cầu trùng vào thức ăn theo tỷ lệ 1% đối với Rigecoccin và 5% cho Sulfamid. Đồng thời thay giấy lót và dọn phân chuồng mỗi ngày.

Rửa máng ăn, máng uống và quan sát tình trạng sinh hoạt của gà, nếu nhận thấy con nào biếng ăn, buồn bã thì cách ly ngay để theo dõi kỹ hơn.

Sử dụng bóng đèn 75W để úm cho khoảng 1 mét vuông chuồng, tùy vào nhiệt độ bên ngoài mà tăng, giảm độ cao, thấp của bóng đèn.

Khi gà không cần úm nữa thì cho ra chuồng rộng hơn, thường xuyên quan sát biểu hiện để có hướng xử lý kịp thời.

Thức ăn cho gà

Đảm bảo khẩu phần ăn của gà đầy đủ chất dinh dưỡng như khoáng, đạm và vitamin. Sau khi úm, có thể cho gà ăn thêm rau xanh hoặc trùng đất, dòi để cung cấp đạm.

Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày và thả kiếm ăn tự do, đồng thời chuẩn bị máng luôn có nước sạch để gà có thể uống bất cứ lúc nào.

Vệ sinh phòng bệnh

Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi gây nhiễm bệnh cho gà. Áp dụng lịch tiêm phòng vắc xin nghiêm ngặt và dùng kháng sinh để phòng ngừa một số bệnh do vi trùng gây ra.

Xem thêm:  Hướng dẫn chọn mua máng ăn cho gà con

Sáng tạo mới trong chăn nuôi gà thả vườn

Mô hình chăn nuôi gà thả vườn bằng hệ thống trại kín giúp tăng năng suất vượt trội, phù hợp cho trang trại quy mô hàng ngàn con.

Chăn nuôi gà bằng hệ thống trại kín

Đối với hệ thống trại kín, người chăn nuôi gà sẽ được cung cấp, tư vấn chọn giống, thức ăn, quy trình kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh chuồng trại từ A – Z.

Theo đó, toàn bộ quy trình chăn nuôi gà đều khép kín, công tác vệ sinh được thực hiện hằng ngày bằng hệ thống tự động, nên gà mau lớn và ít dịch bệnh. Công việc chăm sóc và nuôi dưỡng gà cũng giảm bớt khá nhiều so với cách nuôi gà thả vườn thông thường.

Chăn nuôi gà bằng hệ thống trại kín
Chăn nuôi gà bằng hệ thống trại kín

Bên cạnh đó, thiết kế chuồng gà bố trí hệ thống quạt hút và phun sương, đảm bảo không có mùi hôi, nhiệt độ duy trì ở mức 24 – 26°C. Ngoài ra còn có hệ thống cho ăn, uống tự động, quy mô 10.000 – 12.000 con chỉ cần 4 – 5 công nhân, giúp giảm được phần lớn chi phí cho chủ trại.

Nhờ đó, cho ra các lứa gà chất lượng, chắc thịt, sinh trưởng nhanh, sau 45 ngày tuổi đã có thể đạt từ 2,8 – 2,5kg/con.

Mặc dù chi phí đầu tư chuồng trại, trang thiết bị ban đầu khá cao, nhưng hiệu quả kinh tế đem lại về lâu dài là rất đáng kể.

Hình thức chăn nuôi gà thả vườn thực sự không khó nhưng để đạt được năng suất và chất lượng thịt như thị trường yêu cầu thì cần có các phương pháp, kỹ thuật chăn nuôi bài bản. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các hộ gia đình chăn nuôi gà thả vườn một số kinh nghiệm quý báu, nhờ đó tiết kiệm được tối đa chi phí và thu về lợi nhuận cao nhất.

tran-hong-tham

Phó phòng Marketing

Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi