Trong thời điểm giao mùa, đặc biệt mùa mưa, việc phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn là vô cùng cấp thiết và không thể thiếu. Mưa bão không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe đàn lợn mà còn ảnh hưởng đến việc dự trữ nguồn thức ăn hàng ngày.
Đảm bảo an toàn sinh học cho vật nuôi
Trong thời điểm hiện nay, việc đảm bảo an toàn sinh học cho vật nuôi là điều vô cùng cấp thiết. Người chăn nuôi cần thường xuyên cập nhật bản tin dự báo thời tiết hàng ngày để có biện pháp khắc phục kịp thời. Đặc biệt, nên tăng cường chăm sóc và tăng sức đề kháng cho vật nuôi, giúp chúng chống chịu với những tác động bất lợi từ thời tiết và đối mặt với sự đe dọa của dịch bệnh ASF.
1. Trước thời điểm giao mùa
- Gia cố chuồng trại: Kiểm tra, sửa chữa và chắng chống chuồng trại kiên cố. Gia cố lại mái chuồng để chống bão và sử dụng bạt che để tránh mưa tạt gió lùa.
- Quản lý nhiệt độ chuồng nuôi: Theo từng giai đoạn phát triển của heo, điều chỉnh nhiệt độ chuồng trại trong khoảng 16-35 độ. Đặc biệt quan tâm đến nhiệt độ khu vực sưởi cho heo con, cần duy trì ở mức 30-37 độ C. Đảm bảo chuồng khô ráo và sạch sẽ để phòng ngừa bệnh tiêu chảy.
- Duy trì khả năng sưởi riêng cho heo con theo mẹ: Heo con cai sữa có khả năng duy trì thân nhiệt kém, cần có khu vực sưởi riêng cho heo con theo mẹ.
- Đối với nái mang thai: Điều chỉnh lượng cám ăn theo thể trạng (BCS) của nái ít nhất 1 lần/tuần. Kiểm tra thể trạng của nái mang thai định kỳ để đảm bảo nắm vững tình trạng sức khỏe của chúng.
- Khai thông cống rãnh và kiểm tra hệ thống thoát nước: Tránh ngập nước và ô nhiễm do chất thải tràn ra trong mùa mưa.
- Đảm bảo nguồn thức ăn và nước sạch: Cung cấp đầy đủ thức ăn và nước sạch, mát cho đàn heo.
- Tiêm phòng và tăng cường an toàn sinh học: Áp dụng quy trình An Toàn Sinh Học (ATSH) của Anova Feed để ngăn ngừa phát sinh mầm bệnh, đặc biệt là ASF.
2. Thời điểm trong và sau mưa, bão
- Kiểm tra chuồng trại và tu sửa: Tránh ẩm ướt và tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh. Kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi liên tục để giữ ấm cho vật nuôi. Khai thông cống rãnh để tránh nước chảy ngược vào chuồng.
- Vệ sinh toàn bộ trang thiết bị và dụng cụ: Kiểm tra máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi để tránh ẩm mốc.
- Phun thuốc sát trùng và rắc vôi: Định kỳ 1-2 lần/tuần để ngăn chặn phát sinh mầm bệnh ASF. Chọn loại thuốc sát trùng có hoạt phổ rộng, tác dụng nhanh, kéo dài và ổn định.
- Bổ sung vitamin, khoáng, men tiêu hóa: Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để tăng đề kháng cho đàn vật nuôi.
- Tiêm phòng và kiểm tra đàn vật nuôi: Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin. Kiểm tra đàn vật nuôi thường xuyên để phát hiện sớm những bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Báo cáo sớm khi có biểu hiện bệnh: Nếu phát hiện những biểu hiện bệnh truyền nhiễm như ASF, cần báo ngay cho cơ quan thú y hoặc khuyến nông địa phương để có biện pháp xử lý nhanh chóng.
- Sau mưa, bão: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ, phun khử trùng, rắc vôi và thay đệm lót để tạo môi trường khô, ấm cho vật nuôi. Tăng cường chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng để đảm bảo vật nuôi phát triển tốt và khỏe mạnh sau thời gian ảnh hưởng bởi thời tiết xấu.
Kết luận
Việc chú trọng và thực hiện chặt chẽ những biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn trong thời điểm giao mùa là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và hiệu suất chăn nuôi. Thường xuyên cập nhật thông tin, nắm vững tình hình và áp dụng các biện pháp kịp thời là chìa khóa cho sự thành công trong việc quản lý đàn lợn an toàn và hiệu quả.
Phó phòng Marketing
Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi