Tình trạng heo nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân, cách khắc phục

Tình trạng heo nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân thường xảy ra trong giai đoạn gần đẻ và sau khi sinh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng con non. Vậy nguyên nhân chính xác là gì và làm thế nào để khắc phục? Xem ngay bài viết để được giải đáp thắc mắc!

Tình trạng heo nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân

Heo nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân thường xảy ra trong các giai đoạn phối giống, gần đẻ và sau khi sinh. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe và chất lượng con non. Lúc này, người chăn nuôi cần quan sát biểu hiện và nhanh chóng nhờ bác sĩ thú y can thiệp nếu phát hiện bất thường.

Heo nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tử vong, ảnh hưởng đến lợi nhuận chăn nuôi

Heo nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tử vong, ảnh hưởng đến lợi nhuận chăn nuôi

Nguyên nhân chính khiến heo nái bỏ ăn

Heo nái bỏ ăn thường đi kèm với hiện tượng sốt, người chăn nuôi có thể sờ lên trán hoặc dùng nhiệt kế để xác định heo có bị sốt hay không.

Heo nái bỏ ăn do tụ huyết trùng

Nếu thấy heo bỏ ăn không rõ nguyên nhân và kèm sốt thì rất có thể đã bị tụ huyết trùng. Đây là một loại vi khuẩn cư ngụ trong amidan ở cổ họng. Khi heo nái mắc tụ huyết trùng, ngoài bỏ ăn thì còn có hiện tượng thở liên tục, dồn dập kéo dài thành từng cơn sau mỗi 4 – 5 giờ. Ngoài ra còn bị xuất huyết từng mảng lớn, lỗ tai thâm tím, hầu họng sưng lên, chảy nước dãi và nước mũi. Đối với heo nái bỏ ăn ở giai đoạn gần đẻ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh này có thể làm hư hoặc sảy thai. Các biến chứng còn làm tổn thương phổi, tụ máu và trụy tim.

Xem thêm:  Cách cắt đuôi lợn con đúng kỹ thuật

Heo nái bỏ ăn do thương hàn

Ngoài tụ huyết trùng, heo nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân và kèm sốt cũng có thể do thương hàn. Bệnh này do một loại vi khuẩn có tên là Salmonella theo đường tiêu hóa nhiễm vào heo và gây bệnh.

Bệnh này có 2 dạng đó là cấp tính và mãn tính. Heo có thể bỏ ăn, sốt, khó thở, táo bón, đi phân đen, trên da xuất hiện các vết đỏ hoặc tím. Heo nái bỏ ăn ở giai đoạn gần đẻ mắc phải thương hàn sẽ giảm khả năng nuôi thai, có thể chết sau vài ngày đến 1 tuần.

Ngoài ra, heo có thể bỏ ăn do bị nhiễm độc từ thức ăn, nước uống hoặc đường ruột bị nhiễm sán.

Heo nái bị thương hàn sẽ mệt mỏi, bỏ ăn, trên da xuất hiện các vết đỏ hoặc tím

Heo nái bị thương hàn sẽ mệt mỏi, bỏ ăn, trên da xuất hiện các vết đỏ hoặc tím

Heo nái đẻ bỏ ăn do bị sót nhau

Heo nái bỏ ăn sau khi sinh mà bị chảy dịch màu sẫm ở cơ quan sinh dục có lẫn máu thì rất có thể đã bị sót nhau. Lúc này, người chăn nuôi cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y để tiêm thuốc kích thích tống nhau, ngoài ra còn được cung cấp các loại thuốc tương ứng đảm bảo heo mẹ hồi phục bình thường.

Heo nái bỏ ăn nhưng không sốt

Heo nái bỏ ăn sau khi sinh là một hiện tượng khá thường gặp, nhất là giai đoạn vừa mới tách con, heo có thể nhớ con mà bỏ ăn. Ngoài ra, tới thời kỳ động dục, heo nái cũng có thể bỏ ăn. Thông thường, đối với heo nái đẻ bỏ ăn mà không kèm sốt hay các triệu chứng khác thì không quá nguy hiểm.

Xem thêm:  Quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt đạt năng suất cao

Cách khắc phục tình trạng heo nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân

Đối với trường hợp heo nái đẻ bỏ ăn, không kèm sốt vì nhớ con hay động dục thì sau vài ngày heo sẽ ăn trở lại, người chăn nuôi không cần quá lo lắng nhưng vẫn phải theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên.

Heo bỏ ăn do bị nhiễm độc thức ăn, nước uống thì nên thay đổi nguồn thức ăn ngay lập tức.

Trường hợp heo nái bỏ ăn do nhiễm tụ huyết trùng hay thương hàn thì cần cho uống thuốc và nhờ sự can thiệp của bác sĩ thú y. Tuyệt đối không dùng kháng sinh vì có thể gây sảy thai hoặc heo con sinh ra bị dị tật bẩm sinh.

Chữa heo nái bỏ ăn do bị tụ huyết trùng

Nếu heo đã sinh con mà bị tụ huyết trùng thì mới được tiêm kháng sinh, theo đó, người chăn nuôi cần đặt lịch tiêm Ceftiofur với liều lượng 1g cho 200kg trọng lượng.

Buổi chiều có thể tiêm hạ sốt Anagin C, kháng sinh và vitamin C trong thuốc sẽ làm bền thành mạch máu, hạn chế xuất huyết.

Đồng thời, nên tiêm thêm Tialin Thái 1ml và Cafein 1ml trộn lẫn cho 10kg trọng lượng. Điều này sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa trụy tim.

Thực hiện liên tục trong 3 ngày, heo sẽ khỏi hẳn tụ huyết trùng.

Tuy nhiên, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, người chăn nuôi hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ thú y nhờ can thiệp, đặc biệt là đối với heo nái đang mang thai.

Xem thêm:  Gắn thẻ tai cho heo và những điều cần biết

Đối với heo bị tụ huyết trùng, cần tuân thủ lịch tiêm và đúng liều lượng

Đối với heo bị tụ huyết trùng, cần tuân thủ lịch tiêm và đúng liều lượng

Chữa heo nái bỏ ăn do thương hàn

Sử dụng kháng sinh Florfenicol hoặc Norfloxacin khi heo mắc phải thương hàn. Tiến hành tiêm vào bắp ngày 2 lần, sáng – chiều. Từ ngày thứ 2 trở đi giảm liều tiêm 1 lần/ngày và liên tục trong 5 ngày. Đồng thời bổ sung cho heo các vitamin C, B và Cafein bằng cách tiêm bắp 1 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp.

Ngoài ra, nếu có hiện tượng nôn thì tiêm bắp Atropin 1 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp. Trong suốt quá trình điều trị, hãy cho heo ăn lượng vừa phải, không nên quá nhiều.

Khắc phục tạm thời tình trạng heo nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân

Nếu heo nái bỏ ăn kèm sốt mà không rõ nguyên nhân, hãy tiến hành hạ sốt ngay lập tức, vì nếu để lâu sẽ rất nhanh bị mất nước, mất sức.

Lúc này, cần tiêm ngay cho heo một số loại thuốc như Marbovitryl, Paravet để giúp hạ sốt kịp thời trước khi tìm ra nguyên nhân.

Liên tục kiểm tra, theo dõi tình trạng của heo, nếu không hết sốt thì nhờ sự can thiệp của bác sĩ thú y, tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị ngay.

Tình trạng heo nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân khá phổ biến, nhưng không phải người chăn nuôi nào cũng phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu để lâu có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của heo và tác động không nhỏ đến kinh tế của gia đình. Hy vọng một số kinh nghiệm quý báu trên đây sẽ giúp ích được khá nhiều trong việc phát hiện và xử lý heo nái bỏ ăn.

tran-hong-tham

Phó phòng Marketing

Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi