Biện pháp phòng trừ một số bệnh hay gặp ở heo

Công tác phòng chống bệnh lý trong chăn nuôi heo và trang trại là một nhiệm vụ quan trọng mà tất cả những người chăn nuôi đều cần tập trung. Điều này có tác động rất lớn đến hiệu suất sản xuất và giá trị kinh tế của ngành chăn nuôi. Vì vậy, việc xem xét kỹ lưỡng các bệnh thường gặp ở heo dưới đây và đề xuất biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

Biện pháp phòng trừ một số bệnh thường gặp ở heo

1. Vệ sinh chuồng trại

Phương pháp này có thể được coi là phương pháp tốt nhất và toàn diện nhất để bảo vệ heo khỏi các tác nhân gây bệnh. Do đó, hãy chú ý đến vệ sinh và sát trùng các thiết bị và dụng cụ, để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và đáp ứng được yêu cầu. Khi sử dụng thuốc sát trùng, cần chú ý đến nồng độ và mục đích sử dụng của thuốc. Đồng thời, cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc cho heo, đảm bảo đúng liều lượng và thời gian sử dụng. Việc vệ sinh và sát trùng chuồng trại không chỉ nên tập trung trong chuồng, mà còn cả bên ngoài chuồng và khu vực xung quanh. Chỉ khi làm như vậy, heo mới có thể duy trì sức khỏe tốt và phát triển mạnh mẽ.

  • Cọ rửa, tiêu độc dụng cụ chăn nuôi và chuồng trại 3 – 5 ngày trước khi đưa lợn vào nuôi bằng vôi bột và các chất khử trùng (nước sôi, nước vôi, chất tẩy chuồng…).
  • Thường xuyên quét, dọn chuồng; máng ăn, máng uống sạch sẽ; định kỳ tẩy uế, sát trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi; đảm bảo đông ấm hè mát.
  • Lợn mới mua về nuôi cách ly theo dõi từ 15 – 20 ngày trước khi nhập đàn.
  • Sau mỗi đợt nuôi, phải để trống chuồng khoảng 10 -15 ngày.

ve-sinh-chuong-heo

2. Phòng bệnh

Lịch tiêm phòng cho lợn thịt

TT Ngày tuổi Loại vắc-xin
1 21 Phó thương hàn lần 1
2 60 Tụ huyết trùng lần 1
3 45 Dịch tà lần 1
4 48 Phó thương hàn lần 2
5 70 Tụ huyết trùng lần 2
6 75 Dịch tà lần 2

3. Hạn chế tiếp xúc với heo tối đa

Heo có thể mắc phải bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Các nguyên nhân này có thể bao gồm côn trùng, gió, vi sinh vật từ môi trường bên ngoài, và còn nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do các yếu tố như xe cộ, di chuyển, kim tiêm, các dụng cụ phẫu thuật, và thậm chí cả từ con người. Vì vậy, cần xây dựng các biện pháp cách ly hiệu quả và kiểm soát cửa ra vào để giảm thiểu nguy cơ các tác nhân gây bệnh cho heo.

Xem thêm:  Lịch tiêm vắc xin cho heo con, heo hậu bị và heo nái mang thai

4. Đảm bảo dinh dưỡng cho heo

Trong mọi giai đoạn, việc dinh dưỡng luôn được coi là yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong giai đoạn sơ sinh, việc chăm sóc heo đặc biệt quan trọng để đảm bảo quá trình tăng trưởng và phát triển của chúng trong tương lai. Heo con cần được đảm bảo được bú sữa đầy đủ trong khoảng thời gian 24 giờ sau khi sinh ra. Sữa mẹ chứa nhiều sinh tố A, protein và đặc biệt là gamma globulin (kháng thể), có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của heo. Ngoài ra, cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các nguyên tố vi lượng theo liều lượng phù hợp cho từng giai đoạn tuổi của heo.

dinh-duong-cho-heo

Một số bệnh thường gặp khi nuôi lợn thịt

1. Bệnh Dịch tả lợn

Tríệu chứng:

Lợn bị bệnh bỏ ăn, ủ rũ, sốt cao 40 – 42°C. Mắt có dử, ho, khó thở. Da có nốt tụ huyết lấm tấm đỏ như đầu đinh gim, tập trung thành từng đám, xuất hiện nhiều nhất ở các vùng da mỏng như bụng, bẹn, đùi và hai tai. Phân lúc đầu táo sau chuyển sang lỏng màu xám hoặc vàng, mùi tanh khẳm.

Điều trị:

Bệnh do virus gây ra, không chữa được bằng kháng sinh và theo “Pháp lệnh Thú y” thì không chữa mà phải tiêu hủy. Khi có lợn bệnh, phải báo cho cán bộ thú y địa phương đến để xử lý.

Phòng bệnh:

Chủ động tiêm phòng vắc-xin theo lịch.

dich-ta-lon

2. Bệnh lờ mồm long móng

Triệu chứng:

Lợn bị bệnh sốt nhẹ 41 – 41,5°C, chảy dãi nhiều, miệng, mũi mọc nhiều mụn nước trong, sau đặc dần. Các mụn ở mũi, miệng vỡ ra tạo thành các nốt loét đỏ (xuất huyết).

Phòng chóng bệnh:

  • Bệnh Lở mồm long móng do virus gây ra, lây lan rất nhanh. Với bệnh này, chỉ có thể chữa được triệu chứng lâm sang nhưng không tiêu diệt được mầm bệnh. Khi có lợn bệnh, phải báo cho cán bộ thú y địa phương đến để xử lý. Lợn khỏi triệu chứng lâm sàng nhưng vẫn mang mầm bệnh và thải virus ra môi trường.
  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh (quanh các vùng có dịch, nguy cơ cao, vùng đệm), không tiêm vào ổ dịch.
Xem thêm:  Gắn thẻ tai cho heo và những điều cần biết

Biện pháp phòng trừ một số bệnh hay gặp ở heo

3. Bệnh Tụ huyết trùng

Triệu chứng:

Lợn bị bệnh kém ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn; sốt cao 41 – 42°C, thở dóc, mệt, ngồỉ thở như chó hoặc nằm bất động và thở mạnh. Trên các chỗ da mỏng, đặc biệt vùng hầu, tai, bụng xuất hiện nhiều mảng tím đỏ. Niêm mạc tím tái, chảy nước mũi có lẫn máu. Lúc đầu phân táo sau chuyển sang ỉa chảy, phân mùi khó chịu.

Phòng và trị bệnh:

  • Phòng bệnh bằng vắc-xin.
  • Trị bệnh: Cách ly con bệnh và sử dụng một trong các loại thuốc điều trị sau:
Tên thuốc Cách dùng Liều dùng (cho 1 lần tiêm)
Streptomycin sulfat (1g) Tiêm bắp thịt hoặc dưới da 30 – 50 mg/kg khối lượng
Kanamycin 10% Tiêm bắp thịt 5ml/50 kg khối lượng

20 – 30 mg/kg khối lượng

Norfloxacin 5% Tiêm bắp thịt 1 ml/5 kg khối lượng

Hoặc các loại thuốc kháng sinh trộn thức ăn, pha nước uống như: Genta-costrim, Hamcoli-Forte, Neotesol, Dolosin-200 (theo liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất), kết hợp với thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt như: Diclorfenac 2,5% và các thuốc nâng cao sức đề kháng, trợ tim như: Multivit-Forte, Vitamin c, Cafein, B-Complex.

tu-huyet-trung-heo

4. Bệnh Phó thương hàn

Triệu chứng:

Lợn bị bệnh sốt cao từ 41,5 – 42°C; kém ăn hoặc không ăn, lợn con không bú. Lợn đi táo, nôn mửa sau đó ỉa chảy rất nặng, phân lỏng thối khẳm màu vàng, lẫn máu. Con vật thở khó, ho, suy nhược do mất nước. Đặc biệt lợn có các đám đỏ sẫm ở chỏm tai, mõm và 4 chân.

Biện pháp phòng trị bệnh:

  • Phòng bệnh: Đảm bảo thực hiện tốt các điều kiện vệ sinh. Tiêm vắc-xin Phó thương hàn theo lịch.
  • Trị bệnh: Có thể dùng các loại thuốc sau:
Tên thuốc Liều dùng Cách dùng
Kanamycin 15 – 20 mg/kg trọng lượng Tiêm bắp, 2 lần/ngày ; trong 3 – 5 ngày liền
Gentamycin 4 – 6 đơn vị/kg trọng lượng Tiêm bắp, 2 lần/ngày ; trong 3 – 5 ngày liền
Trimazon (Bactrim, Bisepton, TM) 50 – 100 g/kg thể trọng Uống, chia 2 – 3 lần/ngày

Kết hợp với các thuốc trợ sức, trợ lực như: Multivit-Forte, Vitamin Bl, B-Complex, Vitamin C, Cafein,…

benh-pho-thuong-han-heo

5. Bệnh Lợn đóng dấu

Triệu chứng:

Lợn bị bệnh ủ rũ, mệt mỏi, mắt đỏ, chảy nước mắt, con vật sốt cao 42 – 43°C; da khô, run rẩy 4 chân. Lợn đi táo, rặn nhiều, phân màu đen có màng bọc lầy nhầy, có trường hợp lợn bj nôn mửa, cuối giaỉ đoạn của bệnh con vật đi tháo có lẫn máu. Các niêm mạc đỏ sẫm hoặc tím bầm, kết mạc mắt viêm, mắt đỏ, mí mắt sưng, viêm niêm mạc mũi, chảy nước mũi.

Biện pháp phòng trị bệnh:

  • Thực hiện tốt các khâu vệ sinh phòng bệnh. Tỉêm phòng vắc-xin cho lợn khỏe (theo lịch tiêm phòng).
  • Điều trị bệnh: Có thể sử dụng kháng sinh để điều trị như sau:
Tên thuốc Cách dùng Liều dùng
Hanmolin LA 1 ml/10 kg TT, 2 ngày/lần
Hamcoli-S 1 ml/10 kg TT, 1 ngày/lần
Lincomycin 10% Tiêm bắp 1 ml/6-8 kg TT, 1 lần/ngày
Ampikana 1 g/40kg TT, 1 lần/ngày
Hamcloxan-1 1 g/50 – 100 kg TT, 1 lần/ngày

Kết hợp với thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt Diclorfenac 2,5%, liều dùng 1 ml/8 -10 kg TT và các thuốc nâng cao sức đề kháng như: Vitamin 81, B~Complex, Vitamin c, Cafein, Multivit-Forte,…

benh-lon-dong-dau

6. Bệnh Tai xanh

Bệnh Tai xanh còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), là một bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh ở lợn. Bệnh do một loại virus gây ra. Đặc trưng của bệnh là hiện tượng sẫy thai ở lợn nái chửa hoặc triệu chứng bệnh đường hô hấp, đặc biệt là ở lợn con cai sữa.

Triệu chứng:

  • Ở lợn nái có biểu hiện: Biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú, đẻ non, da biến màu (màu hồng), lờ đờ hoặc hôn mê, thai khô hoặc lợn con chết ngay sau khi sinh.
  • Ở lợn con theo mẹ: Thể trạng gầy yếu, mắt có ghèn (dử) màu nâu, da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, ủ rũ, run rẩy. Lợn con yếu, tai chuyển màu tím xanh. Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 100%.
  • Ở lợn cai sữa và lợn vỗ béo: Những biểu hiện ban đầu thường là da đỏ ửng hoặc mắt sưng đỏ. Khi bệnh tiến triển, có thêm những bệnh tích đặc biệt trên da hoặc trên tai (tỷ lệ chết từ 20 – 70%).

Phòng bệnh:

Phải áp dụng các bỉện pháp phòng bệnh tống hợp: Tỉêm phòng vắc-xin; vệ sinh chuồng trại, khử trùng tiêu độc bằng vôi bột hoặc thuốc sát trùng Chlorine, Formon…; diệt côn trùng và chuột.

Điều trị:

Hội chứng PRRS do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi phát hiện bệnh hoặc nghi lợn bị bệnh phải báo ngay cơ quan thú y và tiêu hủy lợn theo quy định.

tran-hong-tham

Phó phòng Marketing

Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi

Xem thêm:  Cách cho heo ăn hiệu quả