Lợn mẹo – Nguồn gốc, đặc điểm và phát triển chăn nuôi tại Việt Nam

Lợn Mẹo là một giống lợn phổ biến trong cộng đồng người H’Mông, được nuôi hàng năm bởi các hộ gia đình sống ở vùng núi. Theo đánh giá của các chuyên gia chăn nuôi, giống lợn này thường có sức đề kháng cao, ít mắc bệnh, dễ chăm sóc và dễ nuôi… Để hiểu rõ hơn về các đặc điểm của giống lợn này, hãy cùng tham khảo thông tin được chia sẻ dưới đây từ Chăn Nuôi Thú Y.

Nguồn gốc và phân bố giống lợn Mẹo

Lợn Mẹo (còn có tên gọi khác là lợn Mèo hay heo Mẹo). Ở các vùng núi cao, heo Mẹo được người dân tộc H’Mông nuôi thuần từ rất lâu. Nếu có dịp đi dọc khu vực đuôi dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái), sẽ bắt gặp hình ảnh lợn Mẹo. Chưa dừng lại ở đó, một số xã thuộc địa phận miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Yên Bái… cũng được người dân chăn nuôi heo Mẹo. 

lợn mẹo

Thời gian sinh trưởng của lợn Mẹo

Đặc điểm ngoại hình của heo Mẹo, chủ chăn nuôi có thể tham khảo:

  • Sở hữu tầm vóc khá lớn, có kích thước như trâu con, thể hình cứng cáp. 
  • Da dày và có màu đen. 
  • Trên các bộ phận như: chân, trán, đuôi, bụng… lại có điểm trắng. 
  • Lông dài và cứng. 
  • Đầu to, rộng. 
  • Mặt hơi gãy, trán dô. 
  • Mõm hơi dài. 
  • Tai có kích thước vừa phải và hơi chúc về phía trước. 
  • Thêm vào đó vai rộng, lưng dài rộng. 
  • Bụng to nhưng không sệ. 
  • Hông lợn rộng và phẳng. 
  • Mông rộng và có chiều cao hơn vai. 
  • Chân cao, thẳng, có tập tính đi đứng trên hai ngón trước. 
Xem thêm:  Tất tần tật thông tin về sinh sản ở chó

lợn mẹo

Sau khi tìm hiểu được ngoại hình lợn Mẹo, tiếp theo Chăn Nuôi Thú Y chia sẻ về khả năng sinh trưởng của giống lợn này. Vì được nuôi ở khu vực đồi núi, rẻo cao… nên heo Mẹo quanh năm thả rông. Điều này tiết kiệm công sức và chi phí cho con người. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng của lợn rất chậm, muốn xuất thì mất tới thời gian 2-3 năm tuổi là chuyện thường tình. Mặc dù được nuôi với thời gian như vậy nhưng trọng lượng chỉ đạt từ 200-300 kg. 

Về khả năng sinh trưởng thì khi lợn đực được 4-5 tháng tuổi có thể nhảy cái. Nhưng lợn cái thành thục sinh dục rất muộn, phải 8-9 tháng tuổi. Nhiều cá thể cái rất đặc biệt, lần đầu động dục khi tới tận 1 năm tuổi. Vì do điều kiện nuôi không được đảm bảo về môi trường sống nên thời gian lợn động dục khá muộn. 

Theo người dân miền núi chia sẻ, lợn có tuổi động dục từ 8,13 tháng. Chu kỳ động dục khoảng 27,53 ngày và thời gian kéo dài là 3,93 ngày. Chu kỳ 2 lứa đẻ của lợn Mẹo là 234,53 ngày. 

Một lứa đẻ khoảng 5,13 con, nhiều khi lứa đầu chỉ 3-4 con. Lợn con sơ sinh có cân nặng khoảng 0,47kg. Số lượng lợn con còn sống sau khi cai sữa là 4,0 con. Và cân nặng lợn con sau khi cai sữa là 4,83 kg. 

Bảo tồn và phát triển chăn nuôi giống lợn mẹo tại Việt Nam

Như đã đề cập ở trên, heo Mẹo hiện đang nuôi phổ biến ở các hộ gia đình thuộc đồng bào dân tộc thiểu số giáp ranh giới Việt – Lào. Tiếp theo, bài viết sẽ chia sẻ về thực trạng của giống lợn này hiện nay như thế nào. 

Xem thêm:  Gà mặt quỷ: nguồn gốc, giá bán và kỹ thuật nuôi giống gà đen Indonesia

Thực trạng

Vì được nuôi thả rông ở điều kiện khí hậu miền núi nên tăng trưởng lợn Mẹo rất lâu, tốn nhiều thời gian. Chưa kể tới kiến thức người dân hạn chế cho phối giống không đúng cách cũng làm cho nguồn gen tốt bị nhiễm, dễ để lại các hệ quả không đáng có. 

lon meo duc

Hướng bảo tồn và phát triển

Mặc dù giống lợn Mẹo dễ nuôi và phù hợp với phong tục tập quán của cộng đồng dân tộc miền núi, nhưng năng suất của chúng vẫn chưa đạt mức cao, không mang lại hiệu quả kinh tế mong đợi cho người chăn nuôi. Vì vậy, việc bảo tồn nguồn gen của giống lợn Mẹo là cực kỳ quan trọng và cần thiết.

Hiện tại, để bảo vệ nguồn gen tốt của lợn Mẹo, chọn lọc và nâng cao năng suất con giống, TS. Phạm Sỹ Tiệp (2017 – 2019), TS. Hoàng Thị Phi Phượng (2019 – 2020) và các cộng sự tại Viện Chăn nuôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu nâng cao năng suất và sử dụng có hiệu quả nguồn gen lợn Cỏ và lợn Mẹo”.

Hy vọng thông qua những thông tin chi tiết này, chủ trang trại có thêm kiến thức cần thiết về giống lợn Mẹo, từ nguồn gốc, đặc điểm đến hướng phát triển tại Việt Nam. Chúng tôi mong rằng những chủ trang trại này sẽ hiểu rõ hơn về điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển giống lợn, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển trang trại và chế độ dinh dưỡng sao cho hiệu quả, giúp số lượng đàn lợn gia tăng mỗi năm.

Xem thêm:  Chó Yorkshire Terrier: đặc điểm, giá bán và cách nuôi

tran-hong-tham

Phó phòng Marketing

Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi