Lịch sử xuất xứ và đặc điểm của giống lợn Cornwall

Trong ngành chăn nuôi, lợn là vật nuôi rất quan trọng, là yếu tố quyết định tới năng suất và hiệu quả kinh tế. Hiện nay, lợn có nhiều loại giống khác nhau, bản địa, nhập hay lai… mỗi vật nuôi sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Trong số đó phải kể tới lợn Cornwall, muốn hiểu sâu hơn về giống heo này, cùng Chăn Nuôi Thú Y tham khảo các thông tin dưới đây. 

Nguồn gốc, lịch sử xuất xứ giống lợn Cornwall

Lợn Cornwall (còn có tên gọi khác là lợn đen lớn) có nguồn gốc xuất xứ từ nước Anh, thuộc các quận Cornwall Devon và Essex. Vật nuôi là kết quả của quá trình tạp giao giữa các giống lợn tới từ các nước Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Trung Quốc tạo thành. 

giống lợn Cornwall

Đặc điểm nhận diện giống lợn Cornwall

Dấu hiệu nhận diện đầu tiên của heo Cornwall là toàn thân có màu đen tuyền. Đầu nhỏ và dài, đặc biệt tai vật nuôi to và dài rủ xuống kín mặt. Thêm các đặc điểm của vật nuôi nữa, đó là:

  • Cổ nhỏ, dài.
  • Mình dài. 
  • Vai, lưng, mông, đùi phát triển. 
  • So với các giống khác thì lợn Cornwall rất chậm chạp do đặc tính ít vận động. 
  • Tỷ lệ mỡ khá cao.
  • 1 ngày, vật nuôi có thể tăng trọng lượng 500-600g là chuyện bình thường.
  • Lợn thịt khi đạt 7 tháng tuổi trọng lượng thân thể đạt 90-100 kg. 
  • Khi trưởng thành, cân nặng của con đực là 300kg và con cái là 220-240kg. 
Xem thêm:  Bò Hereford - Giống Bò Thịt độc đáo Tại Hạt Hereford, Nước Anh

giống lợn Cornwall

Khả năng sinh sản của giống lợn Cornwall

So với các giống lợn khác thì khả năng sinh sản của Cornwall được nhìn nhận là thấp, đẻ ít con, trung bình đạt 1,4-1,5 lứa/ năm. Mỗi lứa đẻ khoảng 9-10 con, cân nặng trung bình của lợn con đạt 1,2-1,3kg, còn heo cai sữa thì có trọng lượng từ 12-15kg. Theo các chuyên gia ngành thú y nhìn nhận và chia sẻ, khả năng sinh trưởng của heo Cornwall chậm hơn so với lợn Landrace và Yorkshire. 

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, lợn Cornwall rộng rãi ở đất nước Hungary và một số nước Nam Âu. Như đã đề cập ở trên, đặc điểm nhận diện đầu tiên của vật nuôi là có da màu đen tuyền nên sẽ thích nghi ở các đất nước có điều kiện khí hậu và nhiệt độ cao hơn. Do đó, ở Anh heo Cornwall không phổ biến. 

Đến năm 1074, lợn được nhập vào thị trường Việt Nam được nuôi ở nông trường Thành Tô và Ba Vì. Thế nhưng, do không hợp với điều kiện khí hậu nên vật nuôi đã được linh động chuyển vào nông trường giống lợn Triệu Hải. Tại đây, lợn thích nghi nên sinh trưởng và phát triển tốt. Thế nhưng, do thực hiện chủ trương trắng hóa đàn lợn ở các tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị nên lợn Cornwall đã bị ảnh hưởng, không được ưa chuộng và loại bỏ hoàn toàn ở địa phận này.

Xem thêm:  Gà Ai Cập - Giống gà siêu trứng

Tới đây, chắc chắn chủ chăn nuôi đã có nhiều thông tin hữu ích về lợn Cornwall. Chăn Nuôi Thú Y hi vọng bạn đã có thêm các kiến thức trong việc “gầy dựng” sự nghiệp trang trại vật nuôi của mình. 

tran-hong-tham

Phó phòng Marketing

Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi