Tìm hiểu bệnh đầu đen ở gà thuốc đặc trị nhanh khỏi

Bệnh đầu đen là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm xảy ra trên cơ thể gà. Tỷ lệ chết của chúng rất cao, có thể lên đến 80% và đặc biệt xuất hiện ở đàn gà thả vườn. Vậy bệnh đầu đen ở gà là gì? Thuốc nào đặc trị nhanh khỏi cho loại bệnh này? Hãy cùng Thiết Bị Chăn Nuôi Thái Bình Dương tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Tại sao gà bị bệnh đầu đen?

Bệnh đầu đen ở gà thường tồn tại ở 4 dạng cụ thể là dạng xâm nhiễm ở manh tràng (ruột thừa) có thể phân lập. Dạng sinh dưỡng ở các tổn thương ruột và gan. Dạng lưới thường dính với nhau tạo nên các thể lưới và hợp ở bào gan. Dạng hình thoi nằm trong lòng ruột thừa và ngã ba hồi manh tràng. 

Tên khoa học của bệnh đầu đen trên gà là Histomonosis do chúng là loại bệnh gây ra bởi loại virus này. Bệnh này thường gây nên các biến đổi đặc trưng tập trung ở gan và ruột nên chúng có tính lây lan nhanh, do đó chúng còn có tên gọi khác là bệnh viêm hoại tử ruột gan.

Ở Việt Nam, các biến đổi đặc trưng này tạo kén ở ruột thừa nên những người chăn nuôi thường gọi đó là bệnh kén ruột.

bệnh đầu đen ở gà

Phương thức lây truyền bệnh đầu đen trên gà

Bệnh đậu gà có lây sang người không? Phương thức lây truyền bệnh gà đầu đen là gì? Đây luôn là thắc mắc của rất nhiều người chăn nuôi khi tìm hiểu về các loại bệnh thường gặp ở gà để từ đó nhanh chóng phát hiện, có phương án xử lý kịp thời.

Loại bệnh này thường lây lan chủ yếu qua đường miệng, khi ăn uống đàn gà ăn phải trứng giun kim có chứa Histomonas. Sau khi gà bị nhiễm bệnh, qua quá trình phát triển và đào thải chúng sẽ lại thải mầm bệnh ra môi trường bên ngoài theo 2 cách là qua trứng giun kim và trực tiếp qua phân.

Xem thêm:  Cách chữa trị gà bị khô chân hiệu quả

Khi đào thải ra môi trường bên ngoài, trứng giun kim bị giun đất ăn. Tiếp đó, đàn gà thả vườn lại ăn giun đất và tái nhiễm. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh đầu đen trên gà có thể lưu cữu trong thời gian dài tại cơ sở chăn nuôi. Đồng thời, cũng vì phương thức lây truyền theo vòng lặp như trên chính là lý do khiến đàn gà bị tái nhiễm và bệnh cứ lặp đi lặp lại sau khi điều trị khỏi.

Triệu chứng bệnh đầu đen ở gà

Triệu chứng bệnh đầu đen gà là gì? Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng bạn nên chú ý một số biểu hiện dưới đây về triệu chứng của loại bệnh này để có cách điều trị kịp thời cho đàn gà của mình.

  • Gà đột nhiên sốt cao lên tới 43 – 44 độ C nhưng chúng lại cảm thấy rét nên đứng im, rụt cổ và dạng rộng 2 chân. Kèm theo triệu chứng mắt nhắm nghiền, xù lông và run rẩy. Ngoài ra, một số con sẽ giấu đầu vào nách cánh, tìm chỗ đứng có ánh nắng mặt trời, dưới bóng điện để sưởi.
  • Sức ăn của gà giảm, uống nhiều nước hơn và gặp tình trạng tiêu chảy phân lỏng vàng trắng (hoặc vàng xanh). Nguy cấp hơn là khi sắp chết sẽ bỏ ăn, mào thâm tím.
  • Phần mào gà thâm tím, da mép và vùng da đầu xanh xám, thậm chí xanh đen.
  • Bệnh gà đầu đen kéo dài từ 10 đến 20 ngày nên cơ thể gầy gò, ốm yếu. Trước khi chết thân nhiệt giảm uống 39 đến 38 độ C.
  • Gà bệnh thường chết về ban đêm, không chế ồ ạt mà chết rải rác khiến nhiều người chăn nuôi chủ quan. Tuy nhiên, thực tế cuối cùng đàn gà sẽ chết đến 95%.
Xem thêm:  Chó mèo bị nổi cục dưới da và cách chữa trị

benh dau den tren ga

Bệnh tích bệnh đầu đen trên gà

Bệnh đầu đen không chỉ được phát hiện trên gà mà các loài gia cầm khác cũng rất dễ gặp phải bệnh này như bệnh đầu đen ở ngan. Dưới đây là bệnh tích của loại bệnh này mà bạn cần chú ý. 

  • Bệnh tập trung ở gan khiến gan bị sưng to gấp 2 – 3 lần, bị viêm xuất huyết hoại tử. Ban đầu, bề mặt gan xuất hiện các đốm đỏ thẫm làm cho gan lổ đổ. Lâu dần các vết đó sẽ biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc như ổ lao, hoặc khối u.
  • Trên manh tràng (ruột thừa) nếu mắc bệnh đầu đen sẽ bị viêm sưng, thành ruột thừa dày lên gấp nhiều lần. Trong chất chứa có thấy lẫn máu nhớt như máu của cá, hoặc màu nâu giống như bệnh cầu trùng hoặc bên trong sẽ tạo thành kén rắn màu trắng.

Một số trường hợp ruột thừa sẽ phình to và dính chặt vào các cơ quan nội tạng khác. Hay đôi khi manh tràng sẽ bị viêm loét thủng rò rỉ chất chứa vào lòng bụng dẫn đến viêm phúc mạc và nặng nhất khiến gà chết nhanh.

Bệnh đầu đen ở dễ bị bội nhiễm với các bệnh khác là bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử và bệnh ký sinh trùng máu do Leucocytozoon.

Cách phòng và chữa bệnh đầu đen ở gà

Bên cạnh bệnh đầu đen ở gà còn rất nhiều chủng bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn gà. Từ đó làm giảm hiệu suất và suy giảm kinh tế của gia đình như bệnh đậu gà, benh dau mat o ga,… Để đối phó với những bệnh này, người chăn nuôi cần có cách phòng tránh và chữa bệnh phù hợp. Đối với bệnh đầu đen trên gà, dưới đây là cách phòng và chữa bệnh.

Cách phòng bệnh

Cách phòng bệnh gà bị đầu đen không quá khó, bạn chỉ cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Để phòng tránh bệnh đầu đen gà, người chăn nuôi cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên đảm bảo sự sạch sẽ nhất cho môi trường sống của gà.
  • Xổ giun cho gà định kỳ lúc 20 ngày tuổi và định kỳ mỗi tháng.
  • Làm vacxin cầu trùng để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết do bệnh này gây ra.
  • Nếu gà thả vườn, cần cuốc đất và rắc vôi để xử lý giun đất – nguyên nhân trung gian gây truyền nhiễm bệnh.
Xem thêm:  Dịch tả lợn Châu Phi: nguồn gốc, đặc điểm triệu chứng và cách phòng trị

Cách chữa bệnh đầu đen cho gà

Khi chữa bệnh cho gà, bạn cần lưu ý kết hợp điều trị bằng cách sử dụng thuốc đặc trị và bổ sung các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Cụ thể như sau:

  • Khi gà mắc bệnh đầu đen, bạn nên sử dụng thuốc đặc trị bệnh đầu đen ở gà là Sulfamonomethoxine và dùng theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung thêm vitamin cho gà để quá trình điều trị bệnh được đẩy nhanh. Việc này cũng làm tăng đề kháng của gà, tránh được bệnh đầu đen và những bệnh lý khác.
  • Khi hết liệu trình kháng sinh, người chăn nuôi nên bổ sung thêm men tiêu hoá để điều chỉnh lại đường ruột.
  • Sử dụng thuốc tím hoặc sunfat đồng để gà uống theo liều lượng 1g thuốc tím/ hoặc 2g sunfat đồng + 10 lít nước. Bạn hãy cho đàn gà uống trong 2 giờ, nếu thiếu pha thêm và uống theo tần suất mỗi tháng 1 lần.

Bệnh đầu đen là căn bệnh rất phổ biến ở gà, nhất là với các đàn gà thả vườn. Do đó việc nắm chắc kiến thức sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm phòng và chữa bệnh này đạt hiệu quả cao nhất. Trên đây là những thông tin về bệnh đầu đen ở gà và thuốc đặc trị của chúng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin để nhanh chóng trị bệnh cho đàn gia cầm của mình trong thời gian sớm nhất.

tran-hong-tham

Phó phòng Marketing

Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi