Bệnh giảm bạch cầu ở mèo: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sức khỏe của mèo có thể bị đe dọa bởi các bệnh lý nghiêm trọng, trong đó có bệnh giảm bạch cầu (gbc). Bệnh giảm bạch cầu ở mèo không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung của mèo mà còn có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bài viết này mời bạn cùng Thiết Bị Chăn Nuôi Thái Bình Dương tìm hiểu bệnh mèo gbc là gì? Nhận biết triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo và cách điều trị hiệu quả.

Bệnh mèo giảm bạch cầu (gbc) là gì?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo, hay còn gọi là bệnh máu trắng (bệnh Care). Đây là một rối loạn hệ bạch huyết và tủy, khiến cơ thể sản sinh ra bạch cầu ác tính không kiểm soát được, làm suy giảm khả năng miễn dịch. 

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây lan cao và tỷ lệ tử vong cao. Việc nhận biết sớm bệnh lý này là cực kỳ quan trọng vì nó có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Tìm hiểu nguyên nhân mèo bị giảm bạch cầu

Virus Feline Panleukopenia (FPV) là nguyên nhân chính gây ra bệnh gbc ở mèo. FPV có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và lây lan qua đường miệng. Virus FPV có sức đề kháng cao, có thể tồn tại trong môi trường nhiều tháng, thậm chí đến 1 năm.

Xem thêm:  Nguyên nhân Mèo ỉa ra máu và cách điều trị, chăm sóc

Vậy căn bệnh giảm bạch cầu ở mèo lây qua đường nào? Mèo có thể lây nhiễm virus FPV qua nhiều con đường như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với mèo bị bệnh: Virus FPV có trong nước bọt, dịch tiết của mèo bị bệnh và có thể lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa.
  • Tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm virus: Virus FPV có thể tồn tại trên các vật dụng, bề mặt trong môi trường và lây sang mèo khi chúng tiếp xúc.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Mèo mẹ mang thai bị nhiễm virus FPV có thể truyền virus sang con qua nhau thai hoặc sữa mẹ.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Dấu hiệu nhận biết những triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo

Khi mèo bị gbc thường có các thể là thể cấp tính và thể mãn tính. Dưới đây là các triệu chứng nhận biết cụ thể khi mèo bị giảm bạch cầu.

Dấu hiệu của thể cấp tích của bệnh giảm bạch cầu ở mèo:

  • Đây là thể phổ biến nhất, thường gặp ở mèo con dưới 6 tháng tuổi.
  • Mèo có biểu hiện sốt cao (lên đến 40°C), bỏ ăn, lừ đừ, lông xù và bẩn.
  • Niêm mạc mắt nhợt nhạt, thiếu sức sống.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn mửa liên tục.
  • Mèo có thể bị tiêu chảy ra máu, phân có mùi hôi thối.
  • Mèo suy sụp nhanh chóng, mất thăng bằng và thậm chí co giật, có thể tử vong sau vài ngày.
Xem thêm:  Bệnh Newcastle ở gà - triệu chứng và cách điều trị

Biểu hiện của thể mãn tính của bệnh giảm bạch cầu ở mèo:

  • Thể bệnh này ít gặp hơn, thường gặp ở mèo trưởng thành.
  • Mèo có biểu hiện ủ rũ, biếng ăn, sụt cân.
  • Lông xù, rụng nhiều.
  • Mèo dễ mắc các bệnh khác do sức đề kháng yếu.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Cách chữa trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Hiện tại bệnh gbc mèo chưa có thuốc đặc trị, do đó việc điều trị chủ yếu tập trung vào các việc cụ thể như sau.

Xem thêm:  Dịch tả lợn Châu Phi: nguồn gốc, đặc điểm triệu chứng và cách phòng trị

Tăng sức đề kháng cho mèo để giúp chúng chống lại bệnh tật tốt hơn.

  • Truyền dịch, bù nước và điện giải: Giúp bù lại lượng nước và điện giải bị mất do tiêu chảy, nôn mửa.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Ngăn ngừa bội nhiễm do vi khuẩn.
  • Sử dụng thuốc chống tiêu chảy, nôn mửa: Giảm bớt triệu chứng tiêu hóa.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Tăng cường sức đề kháng cho mèo.

Chăm sóc tại nhà khi gặp trường hợp giảm bạch cầu ở mèo.

  • Cho mèo ăn thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng: Giúp mèo phục hồi sức khỏe.
  • Giữ cho mèo ấm áp, thoải mái: Giúp mèo chống lại virus.

Ngoài ra, bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe của mèo và chúng đưa đến bác sĩ thú y nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bạn có thể phòng ngừa bệnh gbc ở mèo hiệu quả nhất bằng cách sử dụng vắc-xin FPV. Mèo con nên được tiêm phòng vaccine FPV từ 6 – 8 tuần tuổi. Mèo trưởng thành nên được tiêm nhắc lại vacxin FPV hàng năm.

Ngoài ra, việc quản lý môi trường sống sạch sẽ và chăm sóc mèo hàng ngày cũng là điều quan trọng góp phần ngăn chặn bệnh lây lan. Bởi vì virus FPV có thể tồn tại trong môi trường trong thời gian dài. Đồng thời nên hạn chế cho mèo tiếp xúc với mèo lạ, để tránh lây lan virus FPV qua tiếp xúc trực tiếp với mèo bị bệnh.

Có thể thấy bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một bệnh lý nghiêm trọng, nguy cơ gây tử vong cao, nhưng có thể phòng tránh được thông qua việc tiêm phòng và chăm sóc thích hợp. Thiết Bị Chăn Nuôi Thái Bình Dương mong rằng đã giúp bạn nắm vững kiến thức về bệnh giảm bạch cầu ở mèo để bảo vệ sức khỏe cho thú cưng của mình.

tran-hong-tham

Phó phòng Marketing

Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi