Bệnh cúm gia cầm ở gà: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Cúm gia cầm là loại bệnh không quá xa lạ với chúng ta khi nhắc đến nó. Vậy nguyên nhân xuất hiện bệnh cúm gia cầm ở gà là gì? Biểu hiện và cách điều trị ra sao? Hãy cùng Thiết Bị Chăn Nuôi Thái Bình Dương tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân gà mắc bệnh cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm ở gà là bệnh truyền nhiễm do virus type A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Loại virus này không chỉ lây nhiễm cho các đàn gia cầm mà còn lây cho một số động vật có vú khác và con người. Theo Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đã liệt kê, cúm gia cầm là bệnh có động lực cao (HPAI) trong bảng A.

Virus cúm gia cầm hiện được xác định là hai type H5N1 và H5N6. Loại virus này ban đầu chỉ có khả năng gây bệnh trên gia cầm. Tuy nhiên, cho đến hiện nay nó đã làm ảnh hưởng đến thuỷ cầm và tác động rất mạnh. Thậm chí chúng có tính biến đổi cao và có thể kết hợp với các loại virus khác tạo ra đại dịch.

Khả năng lây lan dịch cúm gia cầm nhanh chóng khi điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ thấp. Virus cúm thường sống trong các loài thuỷ cầm di trú như cò, vịt trời,… Do đó khả năng lây lan là rất nhanh chóng và khó có thể kiểm soát.

cúm gà

Biểu hiện của bệnh cúm ở gà

Triệu chứng bệnh cúm gia cầm ở gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà chúng có biểu hiện cụ thể như độc lực của virus, tuổi gia cầm mắc bệnh, môi trường, chế độ ăn uống, sự bội nhiễm của vi khuẩn, virus khác,…

Xem thêm:  Bệnh giảm bạch cầu ở mèo: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ví dụ, ở các loài chim hoang dã và vịt nhà thường ít xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, ở các loài gà, gà tây thường mắc bệnh tật tỷ lệ tử vong rất cao. Thời gian ủ bệnh thay đổi từ vài giờ cho đến 21 ngày. Một số trường hợp khác lên đến 28 ngày.

Một số biểu hiện thường gặp có thể xảy ra đồng thời hoặc riêng biệt khi gia cầm mắc bệnh như sau:

  • Gà ốm và sốt cao, chảy nước mắt, thường đứng một chỗ và xù lông.
  • Đầu và mắt sưng phù.
  • Mõm, lược và yếm bị nhăn nhúm.
  • Màu da nhợt nhạt, chân chảy máu và nước dãi chảy trong mỏ.
  • Gà bệnh thường ít vận động, bỏ ăn, gầy gò.
  • Đối với gà đẻ sẽ giảm đẻ trứng.
  • Trường hợp triệu chứng nặng hơn thường ho, khó thở, suy hô hấp, tiêu chảy và rối loạn thần kinh.

cúm gà

Bệnh tích bệnh cúm gia cầm ở gà

Ngoài các biểu hiện bệnh cúm ở gà đã tìm hiểu ở trên, bệnh tích của loại bệnh này cũng rất quan trọng để giúp người chăn nuôi dễ dàng nhận diện, có thêm kiến thức từ đó có cách phòng chống dịch cúm phù hợp.

Sau khi virus cúm xâm nhập vào cơ thể gà qua đường miệng, chúng thường không ở lại mà tiếp tục đi đến hệ hô hấp, kết mạc mắt. Chúng sẽ ở đây 3 – 5 ngày và gây ra các tổn thương đặc trưng như mí mắt sung huyết, viêm phế quản có dịch nhầy, máu chảy nhiều.

Tiếp đó, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu gây chảy máu ở các cơ quan nội tạng như chảy máu ở cơ ngực, cơ đùi, dưới da, mào,… Các bệnh tích bạn có thể quan sát rõ hơn qua hình ảnh bệnh cúm gia cầm để quan sát rõ hơn cho đàn gà của mình.

Xem thêm:  Cách trị gà bị ké chậu hiệu quả và các biện pháp phòng ngừa

Biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm ở gà

Để đảm bảo đàn gia cầm của mình có sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt nhất và không bị lây nhiễm virus cúm, người chăn nuôi có thể tham khảo một số biện pháp phòng chống dịch dưới đây.

Tiêm vắc-xin và tẩy giun định kỳ

Bệnh cúm ở gà đã trở thành loại bệnh nguy hiểm cho sức khỏe gia cầm, thuỷ cầm và hơn nữa là con người. Không chỉ có vậy, những gia đình nuôi gà để kinh doanh thì bệnh cúm gà sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị kinh tế gia đình. Do đó, việc phòng chống là rất quan trọng.

Hiện nay, cách phòng chống dịch cúm gia cầm ở gà hiệu quả nhất chính là tiêm vắc-xin. Bạn có thể tham khảo một trong hai loại dưới đây để sử dụng cho đàn gà của mình.

  • Vắc-xin K-New H5 được khuyến cáo sử dụng để hỗ trợ phòng ngừa và kiểm soát các bệnh do virus bệnh Newcastle và cúm H5 gây ra. Loại vắc-xin này được dùng cho gia cầm từ 8 ngày tuổi.
  • Vắc-xin Medivac AI phân nhóm H5N1 được chỉ định dùng để dùng ngừa cúm gia cầm ở gà thịt, gà trống, gà đẻ và gà giống. Loại vắc-xin này được khuyến cáo dùng khi gà được 10 ngày tuổi.

Khi chăn nuôi, đàn gia cầm cần được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh truyền nhiễm, trong đó có vắc-xin cúm A/HN. Bên cạnh đó, bạn có thể cho gà ăn thêm Bio-Vitamin C 10%, Bio Electrolytes vài ngày trước khi tiêm để giảm stress, tăng sức đề kháng và tăng hệ miễn dịch tốt cho gà. 

cúm gà

Phòng bệnh trong vùng có dịch xảy ra

Virus gây bệnh khiến gà bị cúm lây lan theo 2 con đường là đường hô hấp và đường tiêu hoá. Mầm bệnh luôn có trong không khí đi qua đường hô hấp, hoặc chúng xuất hiện trong nguồn thức ăn, nước uống theo đường tiêu hoá từ đó xâm nhập vào cơ thể của gia cầm. Virus cúm gia cầm có thể tồn tại ở môi trường tự nhiên khá lâu từ 2 tuần đến 1 tháng, thậm chí là hơn do đó người chăn nuôi cần có cách phòng chống phù hợp.

  • Đối với trường hợp dịch cúm đang xảy ra khoanh vùng, điều này khiến nguy cơ chuồng trại của bạn xảy ra cao. Lúc này, hãy phun sử dụng thuốc sát trùng như Bioxide, Biosept, biodine,… để khử trùng 2 ngày/ 1 lần để ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của mầm bệnh.
  • Người chăn nuôi cũng nên bổ sung thêm Bio-vitamin C 10% vào nước uống để tăng sức đề kháng cho cả đàn gia cầm.
Xem thêm:  Bệnh ORT trên gà - Nguyên nhân và cách điều trị

Xử lý gia cầm chết đúng cách

Trường hợp trong trang trại nuôi có gia cầm chết, tuyệt đối không đem chúng ra khỏi sân, không bán lấy thịt hay vứt ra sông, suối, ruộng,… Ngoài ra, bạn cũng không được bỏ gia cầm chết vào ni lông, buộc chặt và xả ra bãi rác, hố sâu. Nếu gia cầm chết không rõ nguyên nhân do bệnh gì gây ra, hãy báo ngay cơ sở thú y để có phương án xử lý thích hợp.

Trên đây là những thông tin về bệnh cúm gia cầm ở gà. Hy vọng những kiến thức chúng tôi mang đến sẽ giúp bạn được trang bị thêm kinh nghiệm về các căn bệnh phổ biến ở gà. Từ đó có cách phòng, chữa bệnh phù hợp và không làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.

tran-hong-tham

Phó phòng Marketing

Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi