Bệnh viêm ruột hoại tử trên gà cách điều trị

Bệnh viêm ruột hoạt tử trên gà là loại bệnh nguy hiểm, gây nhiều thiệt hại và có tốc độ lây lan nhanh nếu không có phương pháp phòng, chẩn đoán, điều trị kịp thời. Hãy cùng Siêu Thị Thiết Bị Chăn Nuôi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây. 

Thông tin chung

Giới thiệu

Bệnh viêm ruột hoại tử trên gà là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến, do vi khuẩn Clostridium perfringens (CP) gây ra. 

Tại các trang trại chăn nuôi gà thịt tập trung, khi có sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột hoặc tổn thương niêm mạc ruột chính là thời điểm vi khuẩn CP dễ dàng tấn công. 

Được biết, Clostridium perfringens là vi khuẩn Gram dương, một phần trong hệ vi sinh vật đường ruột (từ 10 – 10 cfu/ml) của gia cầm. Chúng nhân lên rất nhanh nếu gặp điều kiện thuận lợi, sinh ra nhiều độc tố trong đường ruột và có thể gây tử vong nếu không phát hiện, điều trị kịp thời. 

Vi khuẩn này sống và tồn tại ở nhiều nơi như đồ ăn, thức uống, chất độn chuồng, phân, đất, rác… Chúng có thể sống trong môi trường nhiệt độ từ 10 – 52 độ C, lý tưởng nhất từ 40 – 45 độ C và pH tối ưu từ 6 – 7. 

Xem thêm:  Bệnh Glasser trên heo: Triệu chứng, bệnh tích và cách xử lý bệnh
Clostridium và các con cầu trùng khác bám vào niêm màng ruột
Clostridium và các con cầu trùng khác bám vào niêm màng ruột

Dịch tễ

Bệnh viêm ruột hoại tử trên gà xảy ra phổ biến ở những trang trại chăn nuôi gà thịt trên nền đất. Đối với những trại gà nuôi lồng thi thoảng vẫn xuất hiện loại vi khuẩn Clostridium perfringens  gây bệnh nhưng ít hơn. 

Thông thường, gà từ 2 – 5 tuần tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất, đặc biệt là trong vòng 16 ngày tuổi. 

Bệnh cũng có thể xảy ra trên gà 11 tuần tuổi nhưng không quá phổ biến. Yếu tố khởi phát quan trọng của bệnh viêm ruột hoại tử chính là cầu trùng. 

Ngoài ra, stress, khẩu phần ăn bị thay đổi đột ngột hoặc không cân đối, chuồng lót rơm lâu ngày không thay, thức ăn nhiều protein và năng lượng, thời điểm giao mùa, độ ẩm không khí cao… cũng là những yếu tố khởi phát bệnh cần được quan tâm. 

Triệu chứng và bệnh tích

Triệu chứng

Vi khuẩn Clostrium perfringens cư trú chủ yếu tại đường ruột, làm giảm hàm lượng oxy, tăng pH ruột và đôi khi gây ra hiện tượng xuất huyết qua thành ruột.

Bệnh xảy ra ở thể cấp tính và mãn tính, cụ thể như sau:

  • Cấp tính: Gà giảm ăn, ỉa phân khô màu đen, di chuyển chậm chạp, phân có lẫn máu và dịch nhầy gần giống với cầu trùng. Giai đoạn nặng hơn, gà thường xuyên nằm sấp, sải cánh, không thể tự đứng và đi lại, gục đầu. Tỷ lệ chết ở thể cấp tính rơi vào khoảng 5 – 25%.
  • Mãn tính: Triệu chứng lâm sàng không điển hình, gà chậm lớn, giảm cân rõ rệt, vẫn ăn uống bình thường nhưng rất gầy, yếu, thiếu chất dinh dưỡng và có thể chết sau một thời gian.
Xem thêm:  Chó bị ghẻ: nguyên nhân và cách điều trị

triệu chứng

Bệnh tích

  • Dưới da và ruột xuất hiện các mô lỏng lẻo tràn lan.
  • Niêm mạc đường ruột xuất hiện các đám đỏ tấy, xuất huyết (thành vệt, mảng), viêm loét (chỗ nông, chỗ sâu).
  • Thành ruột có xu hướng dày lên, xung huyết, phủ màng giả màu nâu vàng, tróc vảy, nhiều dịch nhầy.
  • Diều có rất nhiều nước.
  • Ruột non phồng, màu hơi đỏ, mỏng.
  • Mổ gà nhìn thấy các vùng viêm hoại tử tạo vết loét hoặc đám loét phủ một lớp màu vàng ngà.
  • Gan sưng, xuất huyết điểm, có các vùng tổn thương màu xám hoặc vàng nhạt.
  • Thận và lách biến màu, sưng, khó quan sát các điểm hoại tử.
  • Túi mật giãn, xuất hiện nhiều ổ hoại tử tràn lan ở thành túi mật.
  • Ở ruột già, chất chứa trong đường tiêu hóa màu đậm, dính chặt, thối.
  • Niêm mạc ruột có các chất bựa màu xanh hoặc nâu phủ kín.
  • Bệnh kéo dài gây thủng ruột, phân tràn ra ngoài gây viêm dính phúc mạc.
Bệnh tích viêm ruột hoại tử trên gà
Bệnh tích viêm ruột hoại tử trên gà

Điều trị

Trước hết, bà con cần tách riêng gà bị bệnh, bổ sung thức ăn dễ tiêu hóa kết hợp với một số loại thuốc như Oxytetra-cycline dihydrate (OTC 50%) hoặc Doxy-cycline Hydrochloride, Amoxicillin… .

Ngoài ra, bà con có thể cân nhắc lựa chọn các phác đồ điều trị dưới đây để khắc phục tình trạng bệnh viêm ruột hoại tử trên gà:

Phác đồ 1

  • Trộn LINCO 25% vào thức ăn theo liều 1 g/4 lít nước uống tương đương 1 g/15 – 20 kg thể trọng.
  • Sử dụng luco K-C 2 g/lít nước tương đương 100 g/50 kg với mục đích bù nước, bù chất điện giải, dùng trong 3 – 5 ngày.

Phác đồ 2

  • Trộn CHLOTETRA liều 1 g/4 – 6 kg thể trọng vào thức ăn hoặc hòa nước uống 1 g/ 1 lít.
  • Hòa thêm Gluco K-C 2 g/lít nước trong 3 – 5 ngày.
Xem thêm:  Gà bị nấm da (bị lác, mốc) - Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất

Phác đồ 3

  • Trộn SULFATRIMIX vào thức ăn 1 g/2 lít nước uống, tương đương 3 – 4 kg thể trọng.
  • Kết hợp với Gluco K-C liều 2 g/lít nước uống tương đương 1 g/6 – 8 kg thể trọng.

Phòng bệnh

Để phòng bệnh viêm ruột hoại tử trên gà, bà con nên thực hiện đúng các bước hướng dẫn dưới đây:

  • Tiến hành vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo thức ăn nước uống hợp vệ sinh.
  • Bổ sung vitamin, axit amin, khoáng… để tăng cường sức đề kháng, hạn chế stress.
  • Dùng nước điện giải Gluco K-C, vitamin để chống nóng.
  • Khẩu phần ăn nên lưu ý hàm lượng protein thấp, dễ tiêu hóa kết hợp các loại men vi sinh, chế phẩm sinh học nhằm hạn chế tối đa nguy cơ vi khuẩn phát triển trong đường ruột.
  • Tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn nhiễm nấm mốc, không thay đổi khẩu phần ăn đột ngột.
  • Tuân thủ quy trình an toàn sinh học chuồng trại, diệt cầu trùng từ khi gà được 3 – 5 ngày tuổi.
  • Thời điểm nắng nóng cần có giải pháp chống nóng như dùng chất điện giải, vệ sinh, thông thoáng khí.
  • Với những trang trại đã xuất hiện viêm ruột hoại tử trên gà trước đây, dùng Clos BMD Premix trộn phòng cho toàn đàn ăn định kỳ liều lượng 100Gr/ 500 kg thức ăn.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh viêm ruột hoại tử trên gà để bà con tham khảo. Nếu muốn biết thêm các kỹ thuật chăn nuôi và hướng phòng bệnh, điều trị kịp thời, hãy liên hệ đến Siêu Thị Thiết Bị Chăn Nuôi để được tư vấn, hỗ trợ tận tình, chi tiết.

vo-xuan-vinh

Trưởng phòng dự án và xây dựng chuồng trại chăn nuôi

Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành Chăn nuôi Thú Y