Vắc xin là gì? Tác dụng phòng bệnh của vắcxin trong chăn nuôi

Sử dụng vắc xin để chủ động phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi được xem là một trong những biện pháp hiệu quả và ít tốn kém nhất. Vậy vắc xin là gì? Tác dụng phòng bệnh của vắcxin trong chăn nuôi như thế nào? Hãy theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp chi tiết nhất!

Tìm hiểu vắc xin là gì?

Vắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật chứa các mầm bệnh đã bị làm yếu hay làm chết đi. Sau khi tiêm vào cơ thể, chế phẩm này sẽ kích thích cơ thể vật nuôi sinh ra kháng thể để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động. Việc này không chỉ nhằm mục đích tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể mà còn có thể chống lại mầm bệnh. 

Vắc xin là gì? Tác dụng phòng bệnh của vắcxin trong chăn nuôi
Vắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên

Khái niệm vắc xin đã được nhà khoa học Jenner phát minh ra và công bố vào năm 1796. Cho đến hiện nay, đây vẫn là một thành tựu Y học vĩ đại của nhân loại. 

Bản chất của việc tiêm vacxin là gì?

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm vacxin là gì, vậy hãy cùng tìm hiểu bản chất của việc tiêm vacxin vào cơ thể vật nuôi có ý nghĩa gì?

Xem thêm:  Các loại thuốc sát trùng chuồng trại tốt nhất 2024

Bản chất việc tiêm chủng vắc – xin là để kích thích cơ thể động vật sinh ra kháng thể để miễn dịch chủ động đặc hiệu. Từ đó giúp cơ thể có thể chống lại một căn bệnh nào đó. 

Bản chất của việc tiêm vacxin là gì?
Bản chất việc tiêm chủng vắc – xin là để kích thích cơ thể động vật sinh ra kháng thể để miễn dịch

Vậy có thể hiểu một cách đơn giản, việc tiêm vắc – xin giống như trang bị cho vật nuôi một lớp lá chắn có tác dụng bảo vệ sức khỏe khỏi sự tấn công, đe dọa của các loại vi rút gây bệnh trong một thời gian dài. 

Và hiện nay, mặc dù việc tiêm chủng không bắt buộc nhưng được khuyến cáo thực hiện để bảo vệ sức khỏe của vật nuôi trong chăn nuôi, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm.

Tác dụng phòng bệnh của vắcxin

Vậy cụ thể, tác dụng của vắc xin là gì?

Như đã chia sẻ ở trên, ngay từ khi xuất hiện trên thị trường, vắc xin đã trở thành một thành tựu vĩ đại của nhân loại. Nó thực sự đã trở thành một loại vũ khí siêu hạng, sắc bén và hữu hiệu nhất giúp vật nuôi chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Từ đó giúp bà con nông dân hạn chế tối đa những thiệt hại về kinh tế có thể xảy ra trong chăn nuôi.

Tác dụng phòng bệnh của vắcxin
Tác dụng phòng bệnh của vắcxin

Sau đây là một số tác dụng phòng bệnh của vắc xin có thể kể đến như:

  • Vacxin giúp động vật nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể trong một thời gian dài.
  • Nhờ có vacxin mà số lượng động vật chết do các bệnh truyền nhiễm giảm đáng kể. Ngoài ra, vật nuôi sau khi được tiêm chủng cũng không xuất hiện các di chứng do bệnh dịch gây ra.
  • Nhờ có vắc xin, vật nuôi có thể phát triển khỏe mạnh, đạt chuẩn chất lượng và đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân.
Xem thêm:  Cách chọn đầu kim tiêm inox cho từng loại vật nuôi

Vật nuôi nên tiêm hoặc cho uống vacxin khi nào?

Hiểu được vắc xin là gì cũng như những lợi ích tuyệt vời của vắc xin trong chăn nuôi. Tuy nhiên, có lẽ nhiều bà con vẫn còn e ngại không biết thời điểm nào nên cho vật nuôi tiêm hoặc uống vắc xin để phòng bệnh.

Xem thêm: Vệ sinh và bảo quản các loại kim tiêm thú y, ống tiêm thú y tại nhà

Để giải đáp những thắc mắc này, Siêu Thị Thiết Bị Chăn Nuôi Thú Y sẽ giải đáp như sau:

  • Để đạt hiệu quả cao nhất, mỗi năm nên triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm khoảng 2 đợt/năm: Đợt 1 vào thời điểm tháng 3, 4; Đợt 2 vào thời điểm tháng 9, 10.
  • Ngoài ra, nên phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin cho vật nuôi khoảng 15 – 20 ngày trước khi vận chuyển vật nuôi đi xa; Sau khoảng 20 – 30 ngày sau khi bà con nhập vật nuôi từ nơi khác về khu vực chăn nuôi của mình.

Trên đây là tất cả những chia sẻ liên quan đến khái niệm vắc xin là gì, nêu tác dụng của vắc xin trong chăn nuôi. Nếu bà con có thêm bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Siêu Thị Thiết Bị Chăn Nuôi Thú Y qua số điện thoại 0966.566.475 để được giải đáp chi tiết nhất!