Lợn đen Lũng Pù – Nguồn gốc, đặc điểm kỹ thuật chăn nuôi, bảo tồn và phát triển

Một trong những giống heo đặc trưng của Mèo Vạc phải kể đến là lợn đen Lũng Pù. Tên của giống heo này đã được lấy từ tên của vùng đất mà chúng sinh sống. Đây là loài heo được thuần hóa từ thời xa xưa, phát triển phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm và tính cách của giống heo này, hãy cùng tham khảo những thông tin được chia sẻ dưới đây từ Chăn Nuôi Thú Y.

Nguồn gốc lợn đen Lũng Pù

Như đã đề cập ở trên, Lũng Pù là giống lợn bản địa ở Mèo Vạc, hiện đang được nuôi nhiều ở 4 huyện thuộc tỉnh Hà Giang. Đây là giống lợn quý của người H’mông nơi đây. Đặc điểm nhận biết của giống lợn đen Lũng Pù, bao gồm:

  • Lông đen, dày và ngắn. 
  • Da vật nuôi thô. 
  • Bộ phận tai nhỏ cụp. 
  • Mõm có độ dài trung bình. 
  • 1 số cá thể có 4 chân trắng, đặc biệt ở trán và mõm có đốm trắng. 
  • 1 số giống lại đen tuyền. 
  • Số lượng vú: Trung bình là 10. 
  • Lưng không võng.
  • Bụng không xệ. 

So với các giống lợn địa phương khác của Hà Giang thì lợn đen Lũng Pù có chất lượng tốt nhất. Vì được thuần hóa lâu đời nên khả năng thích ứng với khí hậu vùng cao dễ dàng, sức đề kháng cao và ít bệnh tật. 

Về chất lượng thịt của lợn Lũng Pù được đánh giá cao về màu sắc, tỷ lệ nạc và độ thơm. So với thịt lợn ngoại thì thịt thăn, vai và mông của heo Lũng Pù có độ mềm tốt hơn. Nhưng thịt ba rọi của heo Lũng Pù lại kém, do nuôi quá lâu, tích tụ nhiều mỡ nên ngấy. 

Xem thêm:  Mèo mắt xanh lông trắng: nguồn gốc, đặc điểm, giá bán

lợn đen lũng lù

Đặc điểm kỹ thuật chăn nuôi lợn Lũng Pù

Theo thông tin chia sẻ, khả năng sinh trưởng của heo Lũng Pù bình quân 1,5 đến 1,6 lứa/ năm. Nuôi từ 10 tới 12 tháng cân nặng vật nuôi đạt 80 đến 90 kg. Tuy nhiên, vì địa thế núi đá, cộng thêm kiến thức đồng bào còn hạn chế… nên việc chăn nuôi và phát triển lợn đen Lũng Pù vẫn còn nhiều hạn chế. Hiểu được điều đó, Chăn Nuôi Thú Y chia sẻ một số thông tin về kỹ thuật nuôi lợn đen Lũng Pù đạt chuẩn. 

1. Thức ăn

Người dân vùng cao của tỉnh Hà Giang cho lợn ăn “kham khổ” bằng các thức ăn không đủ dưỡng chất như bột ngô, lá, rau rừng băm nhỏ. Vì thế mà trọng lượng vật nuôi trong 10-12 tháng chỉ đạt 80 – 90kg/ con. Do đó, các cơ quan chức năng vận động bà con nên đầu tư chế độ dinh dưỡng cho lợn đen Lũng Pù phát triển, cho chất lượng thịt thơm ngon, tỷ lệ nạc cao. 

Bà con chủ động phát triển nguồn thức ăn như tăng cường trồng rau xanh. Đồng thời, tận dụng thức ăn dư thừa trong nhà như thân chuối, đậu tương, bã đậu… để sức khỏe đàn lợn sinh trưởng và phát triển nhanh. 

2. Chuồng trại

Lợn đen Lũng Pù có sức kháng bệnh cao, nuôi con khéo… nhưng đầu tư bài bản về chuồng trại thì vật nuôi sẽ phát triển tốt, tăng kinh tế cho bà con. Nên lựa chọn khu vực đất cao, xa khu dân cư để làm chuồng trại. 

Xem thêm:  Gà mặt quỷ: nguồn gốc, giá bán và kỹ thuật nuôi giống gà đen Indonesia

Nên xây dựng chuồng trại ở hướng Đông Nam để đảm bảo được tiêu chí mát mẻ mùa hè, ấm áp mùa đông. Trong chuồng bố trí máng ăn, máng uống sao cho hợp lý. Thêm một đặc điểm nữa, nền chuồng nên lát gạch hoặc xi măng để dễ đàng dọn dẹp và vệ sinh. 

3. Kỹ thuật nuôi dưỡng

Kiến thức của đồng bào vùng núi hạn chế, nên lợn đen Lũng Pù vẫn nuôi theo kiểu thả rông, không chú trọng việc nuôi dưỡng và chọn lọc. Vì thế các cơ quan chức năng đã chia sẻ kỹ thuật nuôi và chăm sóc vật nuôi cho bài bản. Khu vực chuồng trại cần có các khu riêng biệt. Đó là: Khu chăn nuôi, khu vệ sinh, khu tắm rửa, khu khử trùng, khu khám lâm sàng… 

Trong quá trình nuôi không sử dụng thức ăn của đàn lợn bị dịch hoặc thức ăn thừa của lợn đã xuất chuồng. Ở mỗi giai đoạn (ví dụ như: nuôi để chọn giống nhưng chưa phối, giai đoạn lợn mang thai, thời điểm lợn mẹ nuôi con), cần bổ sung khẩu phần ăn cho vật nuôi phù hợp. Thức ăn cho lợn phải có nguồn gốc rõ ràng, tương tự như nước uống.

lợn đen lũng lù

Bảo tồn và phát triển giống lợn đen Lũng Pù

Như các thông tin chia sẻ ở trên, lợn đen Lũng Pù dễ nuôi, sức đề kháng cao, khả năng chống chịu môi trường tốt. Nhưng nếu nuôi theo kiểu thả rông hoặc bán canh như người bản địa thì tương lai sẽ mất đi nguồn gen quý của vật nuôi. Do đó, đang có kế hoạch bảo tồn và phát triển giống lợn này tăng số lượng theo thời gian. Cụ thể là:

Xem thêm:  Chó Alaska: Đặc điểm, tính cách và giá bán

Chất lượng lợn giống

Trước đây, người dân tự sản xuất con giống theo kinh nghiệm hoặc theo bản năng nên kết quả không cao. Hiện tại, các cơ quan chức năng phối hợp với địa phương về việc chọn con giống có chất lượng cao để tiến hành lai tạo, phối giống… cho ra đời F1 đạt chuẩn. Giống lợn chất lượng cao được nhập từ đầu mối của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. 

Nuôi lợn đen Lũng Pù bài bản và khoa học

Để chất lượng lợn đen Lũng Pù đạt như ý muốn, bà con cần chú ý với quá trình nuôi, cần bài bản và khoa học. Chú trọng thức ăn, khâu chuồng trại sạch sẽ, các khu cần được tách biệt… quan trọng hơn nữa là nhớ tiêm vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi đủ liều lượng. Trường hợp, chuồng trại bị dịch, cần khử trùng, phun thuốc… ít nhất sau 21 ngày thì mới nuôi lứa mới. 

Chất thải được thu gom, xử lý đúng quy định

Thêm vào đó, chất thải của lợn đen Lũng Pù, bà con nên có kế hoạch xử lý, thu gom đúng cách. Đừng để hiển nhiên, như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi cũng như các thành viên gia đình, gây thiệt hại kinh tế… Bởi chất thải của heo chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao, nhiều mầm bệnh… Có nhiều phương pháp xử lý chất thải của lợn như cơ học, hóa lý, sinh học, hiếu khí, kị khí, thủy phân… miễn sao phù hợp với bà con.

lợn đen lũng lù mèo vạc

Thoát nghèo nhờ nuôi lợn Lũng Cú

Việc thực hiện đúng cách theo chỉ thị của dự án chuyển đổi từ quy mô nhỏ lẻ sang quy mô lớn theo hướng an toàn sinh học nên đã góp phần tăng năng suất, hiệu quả kinh tế cho bà con. Tính cả huyện Mèo Vạc thì có tới hơn 33.000 lợn đen Lũng Pù (chiếm 40,01% tổng đàn gia súc của huyện). 

Thêm vào đó, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 1.500 tấn (chiếm 46,37% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng của huyện). Hơn nữa chất lượng thịt đạt chuẩn sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. 

Việc tăng số lượng lợn cũng như chất lượng thịt đã góp phần xóa đói giảm nghèo ở bà con Mèo Vạc. Chính quyền và bà con đồng lòng xây dựng nông thôn mới hiệu quả và bền vững. 

tran-hong-tham

Phó phòng Marketing

Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi