Các mô hình nuôi heo nái đang ngày càng trở nên phổ biến bởi hiệu quả kinh tế mô hình mang lại. Để tối ưu hiệu quả ấy, người chăn nuôi cần nắm được kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản đúng cách. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các bước trong kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.
Kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản đạt chất lượng cao
Bước 1: Xây chuồng nuôi heo nái
Bước đầu tiên trong cách nuôi heo nái đó là việc xây chuồng nuôi. Chuồng nuôi heo nái phải đảm bảo được những tiêu chí sau:
- Chuồng nuôi heo cần được đặt tại những vị trí đất cao ráo, tránh mùa mưa bị ngập lụt.
- Cần đặt chuồng ở những vị trí thoáng mát về mùa hè, còn mùa đông thì ấm áp. Cần giữ cho chuồng nuôi luôn được thông thoáng.
Bước 2: Cách chọn con giống để nuôi heo nái
Chọn giống là công việc có tầm quan trọng mà bạn cần đặc biệt chú ý trong kỹ thuật nuôi heo nái. Những điều cần chú ý khi chọn giống bao gồm:
- Chọn những chú lợn nái hậu bị lúc 8 tháng tuổi.
- Nên chọn những con lợn có cân nặng trong khoảng từ 90kg đến 100kg.
- Nên lựa chọn những chú lợn có nguồn gốc bố mẹ rõ ràng, không lựa chọn những chú lợn giống không rõ xuất xứ.
- Một số dấu hiệu lợn mẹ chất lượng có thể kể đến như: Mỗi lứa đều đẻ nhiều con. Các con sinh ra to mập, đồng đều. Chu kỳ động dục của lợn mẹ đều và sau khi cai sữa, lợn mẹ động dục sớm.
Những con heo giống được chọn cần hội tụ đủ các ưu điểm tốt như:
- Lợn cái phải có những đặc điểm đặc trưng của giống lợn đó, không có dấu hiệu là lai với các giống khác.
- Lợn giống phải có các dấu hiệu chứng tỏ thể chất tốt như: Đòn dài, đùi to, mông to, vai nở, ngực sâu, bụng thon, khung xương vững chắc, không bị khuyết tật bộ phận sinh dục, có trên 12 vú và không bị lép,…
Bước 3: Thực hiện phối giống cho lợn nái
Sau khi chọn được lợn nái giống thì việc tiếp theo cần làm là phối giống cho lợn nái. Người nuôi cần nắm được kỹ thuật phối. Một số lưu ý bạn cần nắm được khi phối giống lợn đó là:
- Lần đầu động dục của lợn cái có lượng trứng rụng ít, vì thế nên bỏ qua lần động dục đầu tiên của lợn cái.
- Nên bắt đầu phối giống cho lợn cái ở lần động dục thứ 2 sẽ có hiệu quả hơn.
- Cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để đảm bảo độ chính xác, hiệu quả và đúng kỹ thuật cho việc phối giống lợn nái.
Bước 4: Kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản trong giai đoạn lợn mang thai
Một trong những điều quan trọng nhất của kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản đó là cách chăm sóc lợn nái trong giai đoạn mang thai. 2 yếu tố trong kỹ thuật nuôi lợn nái giai đoạn mang thai mà bạn cần quan tâm là chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc heo nái. Các chú ý bạn cần biết như sau:
- Tăng thêm từ 25% đến 30% số lượng thức ăn của lợn nái mang thai kỳ 2 so với kỳ mang thai đầu tiên.
- Giảm lượng thức ăn của lợn nái cái trước khi đẻ.
- Sử dụng máy băm nghiền đa năng và máy trộn thức ăn để tạo ra nhiều nguồn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi.
Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai khi lợn nái mang thai. Bạn có thể tham khảo bảng dinh dưỡng dưới đây để nắm được lượng thức ăn cần thiết cho lợn nái mang thai:
Khối lượng của lợn nái cái mang thai đầu kỳ | Lượng thức ăn mỗi ngày cho 1 con lợn nái mang thai | Số bữa ăn cần thiết mỗi ngày | |
Mang thai kỳ đầu tiên | Mang thai kỳ 2 | ||
Đối với lợn nái giống nội | |||
Nặng từ 60kg – 65kg | 1kg – 1,2kg | 1,4kg – 1,5kg | 2 bữa |
Nặng từ 65kg – 85kg | 1,2kg – 1,3kg | 1,5kg – 1,7kg | 2 bữa |
Đối với lợn nái giống lai F1 | |||
Nặng từ 80kg – 100kg | 1,3kg – 1,4kg | 1,5kg – 1,7kg | 2 bữa |
Nặng từ 100kg – 120kg | 1,4kg – 1,5kg | 1,7kg – 1,9kg | 2 bữa |
Nặng từ 120kg – 140kg | 1,5kg – 1,8kg | 1,9kg – 2,2kg | 2 bữa |
Nặng từ 140kg – 160kg | 1,8kg – 2kg | 2,2kg – 2,5kg | 2 bữa |
Đối với lợn nái giống ngoại | |||
Lợn nái gầy | 2kg | 3kg | 2 bữa |
Lợn nái bình thường | 2,5kg | 2,5kg – 2,8kg | 2 bữa |
Lợn nái béo | 1,8kg | 2,5kg | 2 bữa |
Bước 5: Kỹ thuật hỗ trợ lợn nái sinh sản
Người nuôi heo nái sinh sản cần nắm được kỹ thuật hỗ trợ lợn nái đẻ bằng cách cắt rốn, bấm nanh cho lợn con. Ngoài ra, cần đảm bảo cho chuồng đỡ đẻ được vệ sinh sạch sẽ trước đó để không ảnh hưởng đến quá trình lợn mẹ sinh con.
Xem thêm: Thời gian nuôi 1 lứa lợn thịt bao lâu thì xuất chuồng?
Bước 6: Kỹ thuật nuôi lợn nái giai đoạn sau sinh
Lợn nái trong giai đoạn sau sinh và cho con bú cần được chăm sóc bằng chế độ ăn và chế độ vệ sinh riêng biệt. Bên cạnh đó, cần cho lợn con được phòng bệnh và tập ăn sớm.
Trên đây là những thông tin chi tiết về kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản. Hy vọng qua bài viết này của Siêu thị thiết bị chăn nuôi thú y, bạn sẽ nắm được các kỹ thuật chăm sóc và nuôi lợn nái để đạt hiệu quả sinh sản và phát triển tốt, đem về cho gia đình nguồn thu kinh tế lớn.
Phó phòng Marketing
Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi