Nguồn gốc, đặc điểm, thực trạng chăn nuôi và lai tạo giống Lợn Mường Khương

Ngoài lợn Mẹo, lợn Mường Khương cũng được đồng bào dân tộc H’Mông nuôi dưỡng. Đây là giống lợn địa phương, ở các khu vực vùng núi phía Bắc nuôi số lượng lớn. Tuy nhiên không phải chủ chăn nuôi nào cũng nắm rõ về giống lợn này, cùng Chăn Nuôi Thú Y tham khảo các thông tin dưới đây. 

Nguồn gốc giống lợn Mường Khương

Ngay từ tên gọi của giống lợn, anh em chăn nuôi cũng có thể đoán được nguồn gốc, xuất xứ vật nuôi. Đây là giống lợn được nuôi nhiều ở các vùng thuộc tỉnh Lào Cai, chiếm số lượng đông nhất là huyện Mường Khương. Thêm vào đó, lợn Mường Khương được xếp vào 1 trong 3 giống lợn nội, chủ yếu làm nền lai giống kinh tế ở khu vực miền Bắc của Việt Nam.

giống lợn mường khương

Đặc điểm giống lợn Mường Khương

Sau khi đã tìm hiểu được nguồn gốc, xuất xứ của heo Mường Khương, tiếp theo bài viết sẽ chia sẻ một số đặc điểm nhận diện vật nuôi này. 

  • Lông da đen tuyền. Ở phần đầu và chân có đốm trắng. 
  • Lông thưa và mềm.
  • Mõm dài thẳng hoặc hơi cong. 
  • Trán nhăn. 
  • Tai có kích thước to, hơi cúp rũ về phía trước. 
  • Tâm vóc to. 
  • 4 chân to, cao và vững chắc. 
  • Lưng không thẳng. 
  • Bụng vật nuôi to nhưng không sệ. 
  • Mông heo hơi dốc.
Xem thêm:  Gà Leghorn - năng suất trứng của giống gà lơ go

Thêm vào đó, khả năng sinh sản của lợn Mường Khương được người đồng bào đánh giá thấp. Trọng lượng lợn sơ sinh đạt 0,6kg. Giai đoạn từ sơ sinh cho tới 4 tháng tuổi, cân nặng của lợn mỗi tháng tăng từ 3-4kg. Ở giai đoạn 5-6 tháng tuổi, mỗi tháng trọng lượng tăng từ 5-6 kg. 

Sau 12 tháng chăm sóc và nuôi dưỡng, khối lượng trung bình của lợn đạt trên 90kg. Ở thời điểm 18 tháng tuổi, có những con lợn Mường Khương có cân nặng cơ thể đạt tới 121,5kg. 

Khi lợn đạt 6-7 tháng tuổi, thì bắt đầu động dục đầu tiên. Lứa đẻ đầu tiên khi vật nuôi khoảng 1 tuổi. Mỗi lứa đẻ 5 con. Trong năm số lứa đẻ dao động ở mức 1,2-1,3 lứa. 

giống lợn mường khương

Thực trạng chăn nuôi giống lợn Mường Khương

Như đã đề cập ở trên, heo Mường Khương được đồng bào dân tộc thiểu số nuôi với hình thức thả rông. Người dân cứ mặc nhiên “phó thác” cho điều kiện tự nhiên để vật nuôi sinh trưởng và phát triển, chẳng chú trọng tới việc trang trại, chế độ dinh dưỡng…. 

Chưa dừng lại ở đó, heo Mường Khương tập trung ở các vùng đồi núi mà địa hình lại trắc trở nên việc thụ tinh, phối giống chưa được chú trọng. Người dân trong huyện lại ít quan tâm tới việc sản xuất, giao phối…  để sản xuất lợn con tại chỗ. 

Chưa dừng lại ở đó, việc chăn nuôi không có kế hoạch và bài bản nên chất lượng thịt lợn Mường Khương ở các lứa tuổi sẽ cho ra tỷ lệ thịt và mỡ không giống nhau. Người H’Mông lại có thói quen nuôi lợn Mường lớn thì mới làm thịt, nên vật nuôi nuôi càng lâu thì tỷ lệ mỡ càng nhiều. 

Xem thêm:  Bò Úc hay Bò Droughmaster (Bò Đróc-mát-xtơ)

giống lợn mường khương

Cách lai tạo giống lợn Mường Khương

Hiểu được những khó khăn trong việc chăm sóc lợn Mường Khương nên tỉnh Lào Cai đã đề xuất, triển khai Dự án xây dựng mô hình chăn nuôi lợn nái trong nông hộ. Đề án này ngay từ khi thực hiện đã đem lại những hiệu quả nhất định, lợn con F1 có tỷ lệ nạc cao, từ đó lợi nhuận tăng đáng kể. 

Thêm vào đó, lứa đẻ trong năm của vật nuôi tăng từ 1,65 lên 1,8 lứa đẻ/ nái/ năm. Chưa dừng lại ở đó, lợn sơ sinh có cân nặng tăng từ 3,57 kg lên 6,04 kg/ ổ. Số lượng lợn con cai sữa từ con số 5 lên đến con số 8. 

Thêm vào đó, tỉnh thành và các cơ quan chức năng đã phối hợp sử dụng đực giống Đại Bạch nhằm mục đích cải tạo đàn nái thuần địa phương. Việc cho lai nhân tạo giống đã đem lại chất lượng vượt trội, con lai F1 có tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt thơm, tỷ lệ nạc cao đạt 46,5%. 

Nhờ việc áp dụng phương pháp, mô hình thụ tinh nhân tạo đạt chuẩn nên chất lượng con F1 có năng suất cao hơn, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con. Chăn Nuôi Thú Y hi vọng qua bài viết này chủ trang trại và bà con có thêm nhiều kiến thức về lợn Mường Khương.

tran-hong-tham

Phó phòng Marketing

Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi