Gà chọi Bình Định: đặc điểm và giá bán trên thị trường

Gà chọi Bình Định là giống gà có tiếng tại đất võ Bình Định. Bạn đang quan tâm đến giống gà này? Bài viết hôm nay, Thiết Bị Chăn Nuôi Thái Bình Dương xin chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết hơn về giống gà này và giá thành gà chọi Bình Định trên thị trường hiện nay.

Nguồn gốc gà chọi Bình Định

Từ xa xưa, nhiều địa phương thuộc tỉnh Bình Định là nơi lý tưởng để nuôi gà chọi. Cho đến thời điểm hiện tại cả tỉnh đã có khoảng 1000 con gà trống được tuyển chọn kỹ lưỡng, huấn luyện và trở thành gà đá bình định tham gia thi đấu trên các đấu trường với cấp độ khác nhau.

Về lịch sử, nguồn gốc của gà chọi Bình Định hiện vẫn rất khó để xác định chính xác điều này bởi người chơi gà, nuôi gà thường dấu nghề, giữ độc quyền nên họ cũng ít để lại tài liệu. Tuy nhiên, có người đã cho rằng nguồn gốc của gà chọi Bình Định đến từ Trung Quốc bởi chúng có một thân hình to khoẻ và được nuôi phổ biến tại quốc gia này. Còn tại Việt Nam, giống gà này được nuôi chủ yếu ở miền Bắc đến miền Trung.

Nhắc đến gà chọi Bình Định, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến 2 dòng gà nổi tiếng là gà chọi Bình Định dòng Ngân Hà và gà chọi Bình Định dòng Bảy Quéo. Hiện 2 dòng này đã được tập hợp tại các cơ sở bảo tồn ở Ghềnh Ráng (Quy Nhơn) để ghép phối luân chuyển trống với mục đích bảo tồn, phát triển dòng thuần.

Gà chọi Bình Định

Đặc điểm gà chọi Bình Định

Khác với những giống gà thông thường, gà chọi Bình Định được xem là chú gà đòn bình định thực thụ nên chúng có vóc dáng to lớn, cơ bắp phát triển, xương to chắc và thể chất vô cùng tốt. Trong một trận đá gà bình định, khả năng chịu đòn của nó rất tốt và sức thi đấu bền bỉ. Thậm chí nhiều con có thể chịu được 40 hiệp đấu liên tục, trung bình mỗi hiệp kéo dài khoảng 20 phút.

Xem thêm:  Gà Mía là gà gì? Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán giống gà Mía

Đặc điểm lông ở đầu, cổ, ngực và đùi của giống gà này rất thưa. Tuy nhiên, bộ phận hai cánh thì lông của chúng rất phát triển để giúp gà có khả năng tung đòn đá hiệu quả, nhanh chóng hạ gục đối thủ và giành chiến thắng. Tốc độ sinh trưởng của giống gà chọi Bình Định chậm, chỉ đến khi trên 1 năm tuổi chúng mới thành thục về thể vóc.

Tầm vóc

Giống gà chọi bình định có tầm vóc to lớn, chân cao, xương ống chân to, ngón dài và vô cùng khỏe. Những con gà trưởng thành có bàn chân (ống chân) có thể dài tới 15cm còn bình thường bạn sẽ thấy chúng dài tâm 10 – 13cm. Giống gà này có cựa ngắn hoặc thậm chí không có, lớp biểu bì hóa sừng ở cẳng chân dài và rất cứng.

Phần ngực của gà chọi Bình Định rộng với cơ ngực nổi rõ. Đùi gà to, dài và cơ phát triển nên khi nhìn giống gà này bạn sẽ thấy chúng cực kỳ săn chắc, oai phong. Ở gà trống, bạn có thể thấy bụng của chúng rất gọn và khoảng cách giữa hai mỏm xương chậu hẹp chỉ từ 1,5 – 3 cm.

Phao câu và lông đuôi của gà chọi Bình Định rất phát triển. Thậm chí chúng có thể dài tới 30cm. Nhờ đặc điểm này mà những chú gà có thể giữ được thế cân bằng trong các cú đá nhảy cao khi giao đấu với đối thủ.

Xem thêm:  Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm và giá bán của chó Saint Bernard

Về trọng lượng, gà trống trưởng thành có thể nặng tới 5kg. Thông thường, sẽ có những loại chỉ nặng khoảng từ 3,5 – 4,5kg. Đối với gà mái chọi Bình Định khi trưởng thành sẽ có trọng lượng bé hơn khoảng 3,5 – 4kg. Tuy nhiên, khi tham gia đấu trường đá gà, người nuôi thưởng kiểm soát cân nặng của những con gà trống chỉ đạt 3 – 3,8kg để nó có thể phát huy tốt nhất các đòn đá hay và hiểm.

Đặc điểm gà chọi Bình Định

Màu lông

Màu lông của những con gà chọi Bình Định rất đa dạng, nó có thể là màu lông thuần hoặc đa màu trên một cá thể. Tuy nhiên, lông gà có màu đen tuyền hiện chiếm tỉ lệ cao nhất và nó được biết đến với tên gọi là gà ô.

Màu lông phụ thuộc vào màu lông của gà trống là chính. Do đó, khi sinh nở và phát triển những con gà nòi bình định sẽ có bộ lông giống con trống chiếm tỷ lệ 50 – 60%.

Hiện nay có một số màu lông ở gà chọi Bình Định phổ biến và kèm theo đó là tên gọi khác nhau, cụ thể như sau:

  • Gà có lông đen tuyền: Gà ô
  • Gà có lông đen, lông mã màu đỏ: Gà giá
  • Gà có bộ lông màu xám tro: Gà xám
  • Gà có bộ lông giống với lông chim: Gà ó
  • Gà có màu lông trắng toàn thân: Gà nhạn
  • Gà sở hữu 5 màu lông: Gà ngũ sắc

Màu mỏ của gà chọi Bình Định cũng rất đa dạng như màu trắng ngà, màu vàng, màu đen hay màu xanh lợt. 

Màu chân của gà chọi khá đặc biệt. Lớp biểu bì hóa sừng ở bàn chân và các ngón chân chúng không giống nhau, cùng một cá thể nhưng nó có thể mang hai màu sắc khác nhau. Chúng ta thường thấy gà chọi Bình Định có 2 chân đen, vàng, xanh lợt, vàng đốm nâu hoặc một chân vàng và một chân trắng/ đen.

Xem thêm:  Gà ISA Brown - Gà ISA nâu - giống gà siêu trứng

Về màu da của giống gà chọi Bình Định: Phần da đầu, cổ, ức, đùi và hông gà có màu đỏ, dày. Những bộ phận khác như lưng, nách, cánh thường mang màu vàng hoặc trắng và da mỏng.

Gà chọi Bình Định

Gà chọi Bình Định giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, giá một con gà nòi có thể dùng làm gà đá sẽ có mức giá theo kích thước cụ thể bạn có thể tham khảo bảng giá dưới đây:

  • Gà chọi Bình Định cỡ nhỡ khoảng 1.000.000 – 1.500.000 đồng
  • Gà chọi Bình Định cỡ trung bình khoảng 2.000.000 đồng
  • Gà chọi Bình Định trưởng thành đã được huấn luyện thành gà đá hoàn chỉnh giá có thể lên tới 5.000.000 – 7.000.000 đồng

Gà đá Bình Định nếu ai chưa biết thường sẽ khá ngạc nhiên bởi chúng có giá thành cao. Tuy nhiên, để huấn luyện được một chiến kê dũng mãnh, khỏe mạnh thì người nuôi tốn rất nhiều thời gian, công sức trong nhiều năm từ chọn lọc đến huấn luyện nó.

Tuỳ thuộc vào từng cơ sở mua bán gà chọi bình định mà chủ doanh nghiệp sẽ gửi đến bạn bảng giá cụ thể của từng con gà. Khi tìm mua gà chọi Bình Định, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ, chọn lựa cơ sở uy tín nhất để được đảm bảo về chất lượng gà nhé.

Trên đây là những thông tin về giống gà chọi Bình Định và giá bán trên thị trường hiện nay. Mong rằng qua bài viết chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cũng như nắm được giá thành để từ đó mua được con gà tốt nhất.

tran-hong-tham

Phó phòng Marketing

Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi