Trong quá trình chăm sóc lợn con, cắt đuôi và bấm răng là những biện pháp được áp dụng trong kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, giúp vật nuôi phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Hãy cùng Siêu Thị Thiết Bị Chăn Nuôi tìm hiểu cách cắt đuôi heo con đúng kỹ thuật ngay sau đây.
Tại sao phải cắt đuôi heo, cắt đuôi lợn có tác dụng gì?
Cắt đuôi lợn đúng cách không những không gây đau mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của vật nuôi:
Xem thêm: Sử dụng kềm cắt đuôi heo bằng điện mang lại lợi ích gì?
- Tránh tình trạng heo con cắn đuôi nhau: Khi nuôi heo với số lượng lớn, heo con có thể cắn đuôi nhau khiến vật nuôi chậm phát triển, chất lượng thịt giảm sút, tệ hơn có thể khiến heo con tử vong.
- Tiết kiệm năng lượng, tránh lãng phí thức ăn: 15% năng lượng nạp vào cơ thể heo con được chuyển hóa để phát triển phần đuôi, gây lãng phí nguồn dinh dưỡng. Vì vậy, thực hiện cách bấm đuôi heo con đúng kỹ thuật sẽ giúp hạn chế tình trạng này.
- Tăng tỷ lệ sống: Cắt đuôi heo bằng các dụng cụ chuyên dụng như kìm cắt đuôi heo có thể nâng cao tỷ sống cho vật nuôi.
- Hạn chế tình trạng heo nái giẫm hay cắn đuôi heo con: Khi cho con bú, heo nái có thể giẫm lên đuôi heo con nên cắt đuôi là hoạt động cần thiết.
Dụng cụ cắt đuôi heo con
Trước đây, để cắt đuôi heo, bà con thường sử dụng kéo sắc hoặc kìm bấm. Tuy nhiên, những dụng cụ này không an toàn cho sức khỏe vật nuôi, có thể cắt không hiệu quả, vết cắt lâu lành gây viêm nhiễm.
Vì vậy, nhiều người chăn nuôi hiện nay đã có xu hướng sử dụng kìm cắt đuôi heo bằng điện hoặc bằng ga để thay thế vì những ưu điểm sau đây:
- Lưỡi cắt được làm từ inox chống gỉ, có độ bền cao, chịu nhiệt tốt lên đến 500 độ C. Khi sử dụng, lưỡi cắt sinh nhiệt khi điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
- Nhờ có bộ phận lò xo trợ lực nên có thể sử dụng tay bấm dễ dàng.
- Tay cầm được bọc cách điện, có thiết kế chắc chắn, an toàn khi sử dụng.
- Dây dẫn nhiệt có tích hợp công tắc điều chỉnh, thuận tiện hơn khi sử dụng.
- Sản phẩm có tuổi thọ cao, có thể dùng cắt đuôi nhiều lứa heo.
- Cắt đuôi gọn gàng, không gây chảy máu, vết cắt nhanh lành, không gây viêm nhiễm.
Cách cắt đuôi lợn con ít chảy máu
Để đảm bảo an toàn, người chăn nuôi cần tuân theo kỹ thuật cắt đuôi heo con gồm 4 bước đơn giản sau đây:
- Vệ sinh đuôi heo sạch sẽ, nhất là ở vị trí cắt để tránh nguy cơ gây nhiễm trùng.
- Khử trùng lưỡi cắt bằng dung dịch sát trùng hoặc cồn.
- Cố định thân heo bằng hai chân, đặt kìm vào vị trí cắt sao cho đuôi heo nằm ngay ở phần lõm của lưỡi cắt, sau đó bóp tay kìm dứt khoát để cắt đuôi heo đạt hiệu quả tốt nhất.
- Thoa thuốc sát trùng vào vị trí cắt để khử khuẩn và hạn chế tình trạng nhiễm trùng sau cắt.
Lưu ý:
- Sử dụng găng tay và đeo ủng khi thực hiện cách cắt đuôi lợn.
- Chọn mua loại kìm cắt đuôi heo con chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.
- Cắt khoảng 2,5cm đuôi heo là hợp lý, cắt dài hơn có thể khiến máu chảy nhiều.
- Thao tác nhanh, dứt khoát để tránh gây tổn thương cho heo con.
- Sau khi áp dụng đúng kỹ thuật cắt đuôi lợn con, bạn cần vệ sinh kìm bằng nước sát trùng, lau khô và bảo quản ở nơi thoáng mát để tiếp tục sử dụng.
- Bổ dụng thức ăn, vitamin và nước sau khi cắt đuôi để heo con mau lành vết thương.
- Không cắt đuôi heo trong giai đoạn miễn dịch.
Địa chỉ bán dụng cụ, kìm cắt đuôi heo bằng điện tốt
Thiết Bị Chăn Nuôi Thái Bình Dương là địa chỉ chuyên cung cấp các loại kìm cắt đuôi lợn bằng điện loại tốt, chính hãng, giá thành phải chăng. Chúng tôi đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng, có hiệu quả sử dụng cao và lâu dài, giao hàng nhanh chóng trên toàn quốc.
Ngoài ra, Siêu Thị Thiết Bị Chăn Nuôi còn cung cấp các sản phẩm và dụng cụ thiết bị chăn nuôi chính hãng khác như đèn úm gà, xi lanh tự động, máng ăn cho heo,…
Như vậy, chỉ với một chiếc kìm điện, bà con đã biết cách bấm đuôi lợn an toàn mà không cần có người hỗ trợ. Để mua kìm cắt đuôi heo bằng điện tại Siêu Thị Thiết Bị Chăn Nuôi, quý khách vui lòng liên hệ qua số hotline để nhận tư vấn cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khi mua hàng số lượng lớn.
Phó phòng Marketing
Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi