Mổ lông là một hành vi bất thường, điều này có thể dẫn tới trụi lông ở gà, tổn thương da và thậm chí tử vong. Hiện tượng cắn mổ nhau ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và doanh thu trong chăn nuôi gia cầm. Bài viết này cung cấp thông tin về Các yếu tố có khả năng làm giảm nguy cơ mổ lông ở gà đẻ.
1. Mổ lông gà là gì ?
Gà là một loài thích sống theo bày đàn. Nhiều loài động vật sinh sống theo một hệ thống phân cấp, và gà không là ngoại lệ. Hệ thống phân cấp được tạo ra và giữ trật tự trong đàn gà. Thứ tự của từng con trong đàn gà cũng là động lực để chúng tồn tại và xác thực vai trò của chúng trong đàn. Mổ lông là một cách để thể hiện sự thống trị trong các đàn gia cầm nhỏ.
Cắn mổ nhau được xác định là do di truyền và do các yếu tố về môi trường và quản lý. Ngăn chặn và khắc phục sẽ dễ dàng hơn so với việc xử lý và điều trị khi nó đã xảy ra. Nên tập trung vào quản lý các yếu tố ảnh hưởng để hạn chế căng thẳng ở gà và giảm tình trạng mổ lông.
2. Các yếu tố có khả năng làm giảm nguy cơ mổ lông ở gà đẻ
2.1 Sự tương hợp về điều kiện chuồng trại trong giai đoạn nuôi và giai đoạn gà đẻ
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất để giảm nguy cơ bị thương do vết mổ là cần phải đảm bảo rằng các điều kiện chuồng trại trong giai đoạn nuôi càng khớp càng tốt với điều kiện mà gia cầm sẽ trải qua trong chuồng đẻ.
Chẳng hạn, việc có hệ thống cho ăn và thời gian cho ăn ở cả chuồng nuôi và chuồng đẻ giống nhau giúp giảm bớt căng thẳng khi chuyển đổi giữa hai giai đoạn.
Mục đích là để “chuyển đổi liền mạch” từ nuôi sang chỗ ở. Để đạt được điều này, cần có sự phối hợp tốt giữa trại đẻ và người chăn nuôi để đảm bảo rằng những con gà được nuôi theo các tiêu chuẩn thích hợp.
2.2 Gà mái tơ khỏe mạnh
Những con gà mái tơ được nuôi đúng cách, khỏe mạnh, có bộ lông đẹp không chỉ là điều cần thiết để tăng năng suất đẻ trứng, mà còn giúp giảm thiểu các rủi ro của các vấn đề về mổ lông.
Các nhu cầu tất yếu cho gà mái tơ khi nuôi thả tự do bao gồm:
- Sàn chuồng cho gà đậu (và có thể là sàn đục lỗ) ngay từ khi còn nhỏ (chậm nhất là từ 10 ngày tuổi).
- Theo dõi chặt chẽ mục tiêu trọng lượng ở gà, đặc biệt là giai đoạn 5 đến 10 tuần.
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng thức ăn, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho đàn gà.
- Tẩy giun và phòng trị bệnh cầu trùng cho gà.
- Điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp và bố trí máng ăn, máng uống phù hợp.
- Ánh sáng mạnh và kéo dài kích thích hiện tượng cắn mổ nhau. Cần có thời gian chiếu sáng phù hợp ,nếu ánh sáng quá nhiều thì nên có biện pháp che chắn để giảm bớt.
2.3 Tối ưu hóa không gian cho gà
Tỷ lệ mổ lông gây thương tích có xu hướng giảm khi gà có đủ không gian.
Chuồng nuôi và không gian chuồng chật chội sẽ hạn chế tập tính bới tìm và làm tổ, gây hiện tượng cắn mổ nhau.
Cây cối và bụi rậm cung cấp bóng râm và khuyến khích gà tích cực khám phá môi trường, thay vì mổ những con gà mái khác.
2.4 Chuyển chuồng và vận chuyển gà
Điều quan trọng là việc chuyển gà mái tơ từ chuồng nuôi sang chuồng đẻ sẽ gây stress nghiêm trọng. Cần cẩn thận khi chuyển giao để giảm thiểu vấn đề này.
Nên di chuyển gà vào ban đêm và để chúng nằm trong thùng vận chuyển trên phương tiện vận chuyển.
Bằng cách này, việc cung cấp thức ăn và lượng nước sẽ ít bị gián đoạn nhất. Và vào mùa hè, sẽ tránh được stress nhiệt vì gà sẽ được vận chuyển vào thời điểm mát mẻ nhất trong ngày.
2.5 Quản lý tốt
Sự quản lý và hiểu biết đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu mức độ stress cho gia cầm. Quan sát, kiểm tra để phát hiện các vấn đề sớm và giải quyết một cách nhanh chóng thích hợp. .
Gia cầm bị hấp dẫn bởi máu và vết thương, do vậy cần nhanh chóng loại bỏ khỏi đàn những con bị thương và những con gà chết.
Hàng rào của chuồng nuôi không được có các vật sắc nhọn làm rụng lông, rách da hay gây các thương tích khác.
Đèn chiếu sáng có vị trí kém hoặc không đầy đủ tạo ra các điểm sáng hoặc các vùng tối có thể là tiền đề của mổ lông. Các vết mổ gây thương tích có thể tránh được nếu có kế hoạch quản lý và lắp đặt cẩn thận.
2.6 Chất độn chuồng
Cố gắng giữ cho chất độn chuồng tơi xốp để gà mái có thể tắm bụi. Một số hành vi thư giãn thường có ở gà mái ví dụ như tắm bụi, rúc rũ bụi. Nếu hành vi này bị cản trở thì gà sẽ dễ stress.
Chất độn chuồng khô ráo, ấm áp là điều cần thiết để các vi khuẩn có lợi và nấm sinh sôi, giúp hỗ trợ phân hủy phân và giữ cho chất độn chuồng không bị bở.
Trên đây là các yếu tố có khả năng làm giảm nguy cơ mổ lông ở gà đẻ. Người chăn nuôi có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để giảm bớt tình trạng mổ lông xảy ra.
Sản phẩm ngăn việc cắn mổ lẫn nhau ở gà: https://channuoithuy.com.vn/san-pham/mat-kinh-ga/
Thông tin chăn nuôi gia cầm xem tại: https://kienthucchannuoi.vn/chuyen-muc/chan-nuoi-ga-vit/
Phó phòng Marketing
Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi