Bệnh ORT trên gà – Nguyên nhân và cách điều trị

Tại Việt Nam, bệnh ORT đã phát triển mạnh từ hơn 7 năm trước và hiện nay vẫn chưa có xu hướng giảm. Tỷ lệ mắc bệnh ở các trang trại gà lên đến 50 – 100%. Do đó, bà con cần tìm hiểu để nắm được đặc điểm, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị bệnh ORT và phòng ngừa hiệu quả thông qua bài viết dưới đây. 

Giới thiệu về bệnh ORT

Đặc điểm

Bệnh ORT thường được gọi là bệnh hắt hơi hoặc hen phức hợp ở gà. Bệnh phát triển mạnh vào mùa xuân, mùa hè, các thời điểm giao mùa, khi độ ẩm không khí tăng cao. 

bieu-hien-benh-ort-ga
Ngửa cổ lên ngáp

Tất cả các loại gà đều có nguy cơ nhiễm bệnh, trong đó gà thịt thường mắc từ lúc được 3 – 6 tuần tuổi, các loại gà khác từ 6 tuần tuổi trở lên. 

Theo tìm hiểu, tỷ lệ nhiễm bệnh ORT trên gà đạt 50 – 100%, tỷ lệ chết khoảng 5 – 20%. Bệnh lây lan nhanh và ghép với một số bệnh khác như Newcastle (gà rù), E.coli, CRD… làm giảm sức đề kháng của gà và khiến biểu hiện càng thêm nặng hơn. 

Biểu hiện 

Khi gà bị vi khuẩn ORT tác động lên đường hô hấp và phổi sẽ xuất hiện các biểu hiện như: 

  • Khó thở. 
  • Khẹc, ngáp, ho, vảy mỏ liên tục. 
  • Hen ngáp (rướn cổ lên ngáp)
  • Di chuyển chậm, chán ăn. 
  • Phổi viêm có mủ và bã đậu hình ống. 
  • Xác chết nằm ngửa
Biểu hiện bênh ORT trên gà
Phổ có mủ và bã đậu
Biểu hiện bênh ORT trên gà
Mủ hoặc kén ở phổi

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) –  một vi khuẩn Gram âm, hình que, không di động, không sinh bào tử,  sinh sản rất nhanh (cứ 26 phút lại tạo ra một thế hệ mới), nung bệnh từ 2-5 ngày.

Xem thêm:  Chó bị hạ bàn khuỳnh chân trước là bệnh gì?

Vi khuẩn ORT có sức kháng mạnh ở ngoài môi trường: Vô hoạt trong dung dịch acid formic 0,5% trong 15 phút, chết trong 24h ở nhiệt độ 42°C, sống được 1 ngày ở nhiệt độ 37°C, sống 6 ngày trong nhiệt độ 22°C, sống 40 ngày ở nhiệt độ 4°C và sống 150 ngày trong nhiệt độ -12°C. 

Ngoài ra, nguồn bệnh còn lây từ gà bệnh cho gà khỏe thông qua đường tiếp xúc trực tiếp. Khi gà bệnh hắt hơi, khẹc, vẩy mỏ làm chất tiết đường hô hấp chứa mầm bệnh bắn ra ngoài, lây cho gà khỏe nếu hít phải. 

Gió, dụng cụ chăn nuôi, xe vận chuyển số lượng lớn, con người mang mầm bệnh cũng là nguyên nhân dẫn đến việc lây nhiễm bệnh ORT trên gà. 

Thông qua đường hô hấp, vi khuẩn ORT xâm nhập vào cơ thể gà, sau đó sinh sôi, phát triển ở niêm mạc đường hô hấp, tiếp tục di chuyển đến phổi, hai phế quản gốc và tạo ra bệnh tích ở đó.

Triệu chứng

  • Giai đoạn đầu: Gà hen nhẹ, thở khò khè, hắt hơi và vẩy mỏ. 
  • Giai đoạn sau: Tiến triển trong khoảng 1 – 2 ngày, gà chán ăn, ủ rũ, khó thở nặng, há mỏ để đớp không khí, có tiếng rít, ngáp, có thể bị tiêu chảy. Với gà đẻ sẽ kém hoặc ngừng đẻ, vỏ trứng mỏng.

Bệnh tích

Bệnh tích của gà nhiễm ORT tập trung ở đường hô hấp: 

  • Phổi bị viêm hóa mủ rải rác trên bề mặt. 
  • Khí quản và hai phế quản gốc có mủ nhầy đặc hoặc rắn tùy vào từng giai đoạn, mức độ nặng nhẹ của bệnh. 
  • Túi khí viêm, có bọt khí và xuất hiện mủ màu vàng bên trong. 
  • Khí quản bình thường hoặc xung huyết nhẹ, có dịch nhầy màu trong trên bề mặt.
Xem thêm:  Bệnh viêm ruột hoại tử trên gà cách điều trị
 Bên trong khí quản, 2 phế quản chính và phổi có bã đậu, mủ
Bên trong khí quản, 2 phế quản chính và phổi có bã đậu, mủ
Màng phổi bị viêm, có bọng mủ
Màng phổi bị viêm, có bọng mủ

Phân biệt bệnh ILT, ORT, IB

Phân biệt ILT, ORT, IB

Để phân biệt bệnh ORT và IB trên gà cần tiến hành mổ khám để quan sát nội tạng bên trong dựa các đặc điểm bệnh tích.

Xem chi tiết: Bệnh IB trên gà – nguyên nhân và cách điều trị 

Cách điều trị

Viết lại cách điều trị

Gà nhiễm bệnh ORT rất yếu, tuyệt đối không dùng kháng sinh ngay sẽ làm cho tình trạng nặng hơn. 

  • Đầu tiên, cần sử dụng thuốc đặc hiệu để hạ sốt, trợ sức, giải độc và thông khí quản. 
  • Tiếp đến, loại bỏ tác nhân gây bệnh bằng cách vệ sinh khử trùng chuồng nuôi, máng ăn, máng uống và môi trường xung quanh. 
  • Gà khỏe hơn thì có thể dùng kháng sinh đặc hiệu để điều trị. 

Ngoài ra, bà con có thể cân nhắc điều trị bệnh ORT bằng phác đồ: 

  • Pha 1ml MENTOPHIN  với 1 lít nước cho gà uống liên tục để long đờm. 
  • Tiêm BIO CEFTRI BACTAM 1ml cho 3 – 4 kg thể trọng/ ngày, tiêm liên tục trong vòng 3 ngày. 
  • Sau đó sử dụng TILMICOSIN  3 – 4 ngày để điều trị dứt điểm và tránh tình trạng tái phát. 

Cách phòng ngừa

Hiện nay, chưa có vaccine phòng bệnh ORT trên gà nên bà con phòng bệnh bằng cách thực hiện đúng hướng dẫn dưới đây: 

  • Thực hiện an toàn sinh học: Sử dụng IOGUARD hoặc BESTAQUAM để phun sát trùng chuồng trại định kỳ, thực hiện cùng vào cùng ra all in – all out trong một chuồng nuôi. 
  • Vệ sinh chuồng thường xuyên, đảm bảo máng ăn, máng uống luôn sạch sẽ, hạn chế khí độc CO2 và Amoniac. 
  • Đảm bảo mật độ nuôi tiêu chuẩn, tránh tác động xấu từ môi trường như độ ẩm, gió, mưa… 
  • Sử dụng thực phẩm hỗ trợ như vitamin, chất điện giải với mục đích tăng cường sức đề kháng cho gà. 
  • Dùng một số loại thuốc tăng cường chức năng gan, giải nhiệt, giải độc cho gà như ZYMEPRO hoặc PERFECTZYME 
  • Dùng kháng sinh chống vi khuẩn ORT chứa thành phần Enrofloxacin, Florfenicol, Amoxicillin, Tilmicosin, Erythromycin, Lincomycin… Trong đó, phổ biến nhất là kháng sinh DOXYCYCLINE – dùng với liều lượng trên bao bì liên tục 3 ngày.
  • Sử dụng thêm men tiêu hóa sống  ( 1g/l) trong nước uống hằng ngày cho gà. 
Xem thêm:  Mèo bị ve, rận và cách điều trị dứt điểm hết ve, rận cho mèo

Trên đây là một số thông tin về ORT và cách điều trị bệnh ORT trên gà để bà con tham khảo. Nếu còn thắc mắc hoặc nhận tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, hãy liên hệ đến Siêu Thị Thiết Bị Chăn Nuôi để được hỗ trợ tận tình, miễn phí.  

Bài viết được tổng hợp ý kiến từ các chuyên gia bác sĩ thú y tại Siêu thị thiết bị chăn nuôi thú y

vo-xuan-vinh

Trưởng phòng dự án và xây dựng chuồng trại chăn nuôi

Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành Chăn nuôi Thú Y