Bệnh lepto ở chó là mối đe dọa âm thầm nhưng nguy hiểm. Mỗi năm hàng ngàn trường hợp nhiễm bệnh lepto ở chó được ghi nhận, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bài viết này Thái Bình Dương sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích về cách điều trị và phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cho cả bạn và thú cưng
Bệnh lepto ở chó là gì?
Bệnh Lepto, hay còn gọi là bệnh xoắn khuẩn, là một dạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn thuộc họ Leptospira gây ra. Bệnh này phổ biến ở chó và người, nhưng rất hiếm gặp ở mèo. Có hai loại vi khuẩn chính gây bệnh là L. Grippotyphosa và L. Pomona. Khi chó nhiễm bệnh, vi khuẩn thường để lại di chứng ở gan và thận, biểu hiện rõ nhất là tình trạng vàng da. Chó có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với môi trường nhiễm khuẩn như đất, nước, chuồng, nước tiểu hoặc khi ăn phải con vật mang bệnh và bị cắn bởi con vật mang bệnh.
Bệnh cũng có thể truyền từ chó mẹ sang chó con và thường xảy ra vào mùa ẩm nóng nhiều mưa, thời điểm vi khuẩn phát triển mạnh. Triệu chứng của bệnh Lepto ở chó rất đa dạng, từ không có biểu hiện lâm sàng, biểu hiện thoáng qua rồi tự hết, đến biểu hiện nặng dẫn đến tử vong.
Những triệu chứng nghiêm trọng bao gồm vàng da, niêm mạc vàng, đi tiểu nhiều hoặc ít hơn, nước tiểu màu vàng đậm, suy thận, nôn, tiêu chảy, ủ rũ, khó thở, đau cơ, và chảy máu từ miệng hoặc bên trong cơ thể. Bệnh Lepto có thể lây sang người, thường biểu hiện giống cúm, nên dễ bị chủ quan không đi kiểm tra.
Phương pháp điều trị bệnh lepto ở chó
Để điều trị bệnh Lepto ở chó hiệu quả chủ nuôi cần thực hiện các bước sau:
- Cung cấp nước và dinh dưỡng:
Đảm bảo chó luôn có đủ nước uống và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ quá trình hồi phục. Có thể sử dụng dung dịch bù nước và điện giải để giúp chó giữ nước và các chất khoáng cần thiết.
- Sử dụng thuốc kháng sinh:
Điều trị bằng thuốc kháng sinh là cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn Leptospira. Các loại thuốc thường dùng bao gồm Penicillin, Hanoxyline, và Doxycycline. Chủ nuôi phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thú y về liều lượng và thời gian điều trị.
- Quản lý triệu chứng:
Để giảm buồn nôn và hỗ trợ gan, cần sử dụng thuốc chống nôn và các thuốc hỗ trợ gan theo chỉ định của bác sĩ. Bổ sung sắt cũng cần thiết để giúp tái tạo lượng máu đã mất.
- Theo dõi sức khỏe:
Theo dõi tình trạng sức khỏe của chó và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thuốc men theo sự tư vấn của bác sĩ. Đảm bảo môi trường sống của chó luôn sạch sẽ và khử trùng để ngăn ngừa lây nhiễm.
- Cách ly và vệ sinh:
Cách ly chó bị bệnh để tránh lây nhiễm cho các vật nuôi khác và người trong gia đình. Vệ sinh kỹ lưỡng khu vực nơi chó ở và các vật dụng của chó để loại bỏ vi khuẩn.
Cách ngăn ngừa bệnh lepto ở chó lây lan sang người
Để ngăn ngừa bệnh Lepto ở chó và giảm nguy cơ lây lan sang người, các biện pháp phòng ngừa cần được thực hiện đồng bộ và nghiêm túc. Trước hết tiêm phòng là phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ chó khỏi bệnh Lepto. Vắc xin giúp chó phát triển kháng thể chống lại vi khuẩn Leptospira và giảm nguy cơ mắc bệnh. Chó nên được tiêm vắc xin theo lịch trình khuyến cáo của bác sĩ thú y, bao gồm tiêm lần đầu khi còn nhỏ và tiêm nhắc lại định kỳ.
Bên cạnh việc tiêm phòng, việc giữ vệ sinh môi trường sống của chó cũng rất quan trọng. Chủ nuôi cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, giường và đồ dùng của chó để loại bỏ vi khuẩn và giảm nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời việc kiểm soát và diệt trừ chuột và côn trùng là cần thiết vì chúng có thể mang vi khuẩn Leptospira.
Khi phát hiện chó mắc bệnh, cần thực hiện cách ly ngay lập tức để ngăn chặn việc lây lan sang các chó khỏe mạnh khác. Chó bệnh nên được giữ ở khu vực riêng biệt và chỉ được chăm sóc bởi những người có biện pháp bảo hộ đầy đủ. Để bảo vệ bản thân, chủ nuôi nên đeo găng tay và khẩu trang khi tiếp xúc với chó bị bệnh, nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm cho con người. Những biện pháp này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của chó và gia đình khỏi bệnh Lepto.
Phó phòng Marketing
Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi