Cách điều trị bệnh IB trên gà (bệnh viêm phế quản truyền nhiễm)

Bệnh IB trên gà hay còn được gọi là bệnh viêm phế quản truyền nhiễm gây ra nhiều thiệt hại lớn về kinh tế, giảm sản lượng và chất lượng trứng đáng kể. Bệnh có một vài đặc điểm dễ nhận biết như gà khó thở, thở khò khè, hắt hơi, sổ mũi… và tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ mắc bệnh 90 – 100%, tỷ lệ tử vong 25%. 

Virus lây bệnh truyền nhiễm IB là gì?

Virus gây bệnh IB trên gà là virus Infectious bronchitis, gọi tắt là IB, thuộc họ coronavirus, chi coronaviridae – một ARN virus sợi đơn. 

Virus IB có nhiều chủng được xác định như Massachusetts, Arkansas 99, Connecticut, O72. Virus có khả năng tồn tại 1 năm trong phân và chất độn chuồng, bất hoạt sau 15 phút ở 56°C và sau 90 phút ở 45°C. 

Virus IB nhạy cảm với hầu hết các chất khử trùng thông thường, trong môi trường kiềm 1% tổn tại được trong vòng 3 phút. 

huong dan phong ngua

Mức độ nguy hiểm của bệnh IB

Bệnh IB đang là căn bệnh nguy hiểm được bà con đặc biệt quan tâm. Nguy cơ nhiễm bệnh có thể lên đến 100%, tỷ lệ tử vong 25% hoặc hơn ở gà dưới 6 tuần tuổi. 

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm tác động lớn đến tốc độ tăng trưởng của gà thịt và ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng trứng của gà đẻ. 

  • Gà thịt: Gầy gò, giảm sức đề kháng, giảm thấp thu chất dinh dưỡng, tăng cân chậm, nhiễm trùng thứ phát với vi khuẩn E. coli hoặc O. rhinotracheale. 
  • Gà đẻ: Chất lượng trứng giảm, gây ra các bệnh tích trên đường sinh sản ảnh hưởng đến sản lượng trứng, giảm tỷ lệ ấp nở, gà con sau khi nở bị cảm nhiễm với bệnh. 
  • Tỉ lệ mắc bệnh 50 -100%, gây chết 0 – 25%

=> Gây thiệt hại nghiêm trọng đến gà đẻ trứng.

Cơ chế lây lan

Sự lây lan của virus

Virus IB rất dễ lây lan, thời gian ủ bệnh được xác định từ 18 – 36 giờ, có thể lây lan toàn đoàn chỉ trong 1 – 2 ngày. 

Xem thêm:  Nguyên nhân, triệu chứng bệnh phó thương hàn ở lợn và cách chữa trị

Virus IB lây theo chiều ngang bằng đường không khí, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống, thiết bị chăn nuôi, con người mang mầm bệnh… 

Mặc dù chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định việc lây truyền dọc từ gà mẹ sang gà con thông qua trứng nhưng nhiễm bẩn ở bề mặt vỏ trứng cũng là một trong những cách để virus lây lan nhanh hơn. 

Với các chuồng trại thông gió kém, nhiệt độ, độ ẩm cao thì khả năng lây bệnh sẽ cao hơn so với môi trường thông thoáng, sạch sẽ, sát trùng thường xuyên. 

Cơ chế gây bệnh

IBv khi xâm nhập vào cơ thể của gà sẽ cư trú và nhân lên nhanh chóng ở đường hô hấp trên tạo nên bệnh tích ban đầu như: Tế bào tăng sinh, xuất huyết nhẹ, gà có những dấu hiệu của triệu chứng lâm sàng. 

Sau một thời gian ngắn, virus được tìm thấy trong đường sinh sản, thận, gây tổn thương nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. 

Triệu chứng

Gà con: Há mồm thở, hắt hơi, ho, tiết dịch mũi, chảy nước mắt, mắt sưng, đứng tụm lại do lạnh, lông xù, sải cánh, phân loãng, chán ăn, uống nhiều nước và sụt cân rõ rệt. Tỷ lệ chất ở gà con khá cao, lên đến 10 – 60%. Đặc biệt là những trường hợp kết phát như CRD, chứng suy giảm miễn dịch, thông thoáng kém… khiến bệnh ngày càng nặng. 

Gà lớn: Gà thở hổn hển do xuất huyết khi quản nặng, ho khẹc, chảy nước muỏi Tổn thương ống dẫn trứng, xuất hiện dịch mũi, khẹc, vảy mỏ, giảm đẻ rõ rệt, trứng có vỏ mềm, dị dạng, trứng méo mó thiếu cân đối, lòng trắng loãng như nước…

Biểu hiện bụng phình to sau khi gà chết
Biểu hiện bụng phình to sau khi gà chết

 

Bệnh tích

Bệnh tích gà nhiễm virus IB thường tập trung ở đường hô hấp: 

  • Khí quản xung huyết, phù và phủ một lớp dịch nhầy có lẫn bọt. 
  • Túi khí mờ đục, dịch thủy thũng màu vàng nhiều. 
  • Niêm mạc phế quản và lòng phế nang xung huyết. 
  • Viêm phổi vị trí xung quanh phế quản lớn nếu bệnh diễn biến chậm. 
  • Mổ khám phá thấy cuối khí quản và phế quản chứa dịch thẩm xuất tích tụ thành khối lớn, làm tắc khí quản và phế quản khiến gà khó thở. 
  • Viêm phận khiến thận sưng to, niệu quản lắng đọng muối urat. 
  • Với gà đẻ, xoang bụng chứa dịch lòng đỏ, tổn thương ống dẫn trứng. 
  • Dạ dày tuyến sưng to, xuất huyết, viêm loét. 
Xem thêm:  Nguyên nhân mèo bị nôn và cách chữa trị

Bệnh tích tại khí quản

Bệnh tích tại khí quản
Xuất huyết ngã 3 khí quản chính là IB

 

Khi mổ ra sẽ thấy hiện tượng xuất hiện tràn lan và đỏ rực ở khí quản. Cần phân biệt với bệnh ILT – đối với bệnh ILT sẽ xuất hiện chấm đỏ lim dim ở đầu khí quản hoặc 1/3 đầu khí quản phía trên. Bệnh CRD sẽ xuất huyết theo vệt ngang

Xem chi tiết: bệnh CRD ở gà

Bệnh tích ở buồng trứng

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán 

Bệnh IB trên gà được chẩn đoán lâm sàng dựa vào lịch sử bệnh, triệu chứng: 

  • Sử dụng khí quản (hoặc dịch ngoáy khí quản) làm mẫu bệnh phẩm. Lưu ý, cần lấy mẫu bệnh phẩm trong tuần đầu tiên gà nhiễm bệnh. 
  • Xét nghiệm tại phòng thí nghiệm bằng các phương pháp như miễn dịch huỳnh quang, kỹ thuật RT-PCR.
  • Áp dụng kỹ thuật xét nghiệm thực địa iiPCR. 

Điều trị

Cách điều trị bệnh IB trên gà hiệu quả thông qua các bước cụ thể như sau: 

Bước 1: Vệ sinh, sát trùng chuồng trại

Ngoài chuồng: Rắc một lớp dày 1 – 2cm vôi bột để tạo thành vành đai loại trừ nguyên nhân gây bệnh. 

Trong chuồng: Tiêu độc toàn chuồng bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1 lít nước, phun 1-2 lần/ngày kết hợp với đảm bảo độ thông thoáng, giảm mật độ gà/m2. 

Chất độn chuồng: Khi xuất hiện mùi hôi 100g/1000m2 tiến hành phun Ecotru trực tiếp trong chuồng nuôi. Ngoài ra cần pha nước cho uống với mục đích giảm 90% mùi hôi khó chịu. 

Bước 2: Xử lý khi bệnh xảy ra

Xử lý khi bệnh nổ ra: Làm lại vắc xin IB liều gấp đôi. Sau đó cho uống Efferalgan AC để hạ sốt và kháng viêm, đồng Thời dùng Vierud để kháng virus và kích thích tăng cường miễn dịch

Xem thêm:  Nguyên nhân mèo bị ngứa tai và gãi tai liên tục

xử lý khi bệnh xảy ra

Cách phòng ngừa

Bệnh IB trên gà chưa có thuốc đặc trị nên bà con cần sử dụng các biện pháp quản lý dịch tễ, cách ly nghiêm ngặt, vệ sinh thú y kết hợp với phòng bệnh bằng lịch tiêm vacxin như sau: 

Đối với gà thịt 

  • 7 ngày tuổi: Phòng Newcastle + IB. 
  • 12 ngày tuổi: Phòng Gumboro + cúm. 
  • 19 ngày tuổi: Phòng Gumboro. 
  • 26 ngày tuổi: Phòng Newcastle + IB.

Xem chi tiết hơn:

Bệnh Newcastle ở gà

Bệnh Gumboro ở gà

Đối với gà đẻ 

  • 24h: Vacxin Marek. 
  • 7 ngày: Tiêm vacxin Newcastle chết (tiêm dưới da cổ) + vacxin ND – IB sống (nhỏ mắt) + vacxin IB (nhỏ mắt). 
  • 12 – 13 ngày: Vacxin Gumboro (nhỏ miệng) + Vacxin cúm gia cầm (tiêm dưới da cổ). 
  • 16 – 18 ngày: Vacxin Gumboro (nhỏ miệng). 
  • 23 – 25 ngày: Vacxin ND – IB sống (nhỏ mắt/uống). 
  • 6 tuần: Vacxin Newcastle chết (tiêm dưới da cổ) + Vacxin ND – IB sống (nhỏ mắt/uống) + vacxin Coryza 3 chủng A, B, C (tiêm cơ). 
  • 8 tuần: Vacxin chủng đậu (đâm cánh) + vacxin ILT (nhỏ mũi). 
  • 10 tuần: Vacxin cúm gia cầm (tiêm dưới da cổ). 
  • 14 tuần: Vacxin ND – IB sống (nhỏ mắt/uống) + vacxin Coryza 3 chủng A, B, C (tiêm cơ). 
  • 16 tuần: Vacxin ND – IB – EDS (tiêm cơ). 
  • 20 tuần: Vacxin Newcastle chết (tiêm dưới da cổ) + vacxin ND – IB sống (nhỏ mắt) + vacxin IB (nhỏ mắt). 
  • 21 tuần: Vacxin cúm gia cầm (tiêm cơ). 
  • 25 tuần: Vacxin ND – IB sống (nhỏ mắt/uống). 
  • 30 tuần: Vacxin New sống (nhỏ mắt/uống). 
  • 35 tuần: Vacxin ND – IB sống (nhỏ mắt/uống).
  • 40 tuần: Vacxin New sống (nhỏ mắt/uống). 
  • 45 tuần: Vacxin ND – IB sống (nhỏ mắt/uống).
  • 50 tuần: Vacxin New sống (nhỏ mắt/uống). 
  • 55 tuần: Vacxin ND – IB sống (nhỏ mắt/uống).
  • 60 tuần: Vacxin New sống (nhỏ mắt/uống). 
Vaccine ND IB
Dùng phòng bệnh cho gà khỏe mạnh 1 ngày tuổi trở lên.

Trên đây là một số thông tin về bệnh Ib và cách điều trị bệnh IB trên gà để bà con hiểu hơn và chủ động phòng ngừa. Loại bệnh này chưa có thuốc đặc trị, cách tốt nhất để loại bỏ nguy cơ nhiễm và lây lan bao gồm vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng vacxin đúng lịch trình. 

tran-hong-tham

Phó phòng Marketing

Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi