Bạn đang nuôi heo rừng tuy nhiên heo bạn nuôi lại chậm lớn, bạn muốn tìm thức ăn cho heo rừng và cách ủ trộn thức ăn cho heo rừng giúp chúng lớn nhanh, đạt số kí lí tưởng để xuất chuồng. Cùng tìm hiểu chi tiết về thức ăn cho heo rừng để tăng hiệu quả trong chăn nuôi trong bài viết dưới đây!
Các loại thức ăn cho heo rừng
Thức ăn thô xơ cho heo rừng
Heo rừng là giống heo đã được người nuôi thuần chủng, được biết đến với chất lượng thịt ngon và thơm hoang dã, chứa ít mỡ, bởi vậy được ưa chuộng bởi rất nhiều người.
Trên thị trường hiện nay, nhu cầu về thịt heo rừng ngày càng tăng đã thu hút nhiều bà con nông dân đầu tư vào việc chăn nuôi heo rừng, đặc biệt là tại một số vùng ở Đông Nam Bộ.
Để có thể chăn nuôi lợn rừng hiệu quả, việc am hiểu và trang bị kiến thức về các kỹ thuật và thức ăn là vô cùng quan trọng. Về cơ bản, thức ăn cho lợn rừng bao gồm:
- Thức ăn cung cấp chất xơ: cây chuối, rau khoai, cỏ voi, cỏ cao lương, cỏ sả, cây rau ngô, rau muống, các loại củ quả,…
- Thức ăn đạm: đỗ đậu, đỗ tương, giun quế, cá khô,…
- Thức ăn tinh bột: gạo, cám, ngô, khoai, sắn,…
Nhìn chung, thức ăn cho heo rừng khá đa dạng và phong phú, có thể dễ dàng tìm kiếm tại những vùng quê chăn nuôi. Mọi loại thức ăn cần được bảo quản kỹ càng, cẩn thận để tránh việc vi khuẩn sinh sôi nảy nở gây ra tình trạng ẩm mốc, vóc cục, có mùi lạ khiến chất lượng thức ăn giảm và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của vật nuôi.
Dùng thuốc nam làm thức ăn heo rừng
Thuốc nam cũng là một trong những loại thức ăn được nhiều bà con nông dân ưa thích sử dụng để vừa tiết kiệm kinh tế, vừa có thể phòng chống các bệnh đường ruột thường gặp ở heo. Một số cây thuốc nam phổ biến như: cây nhọ nồi, cây hoàng ngọc, cây hoa tím, cây chè khổng lồ, cây khổ sâm, cây phèn đen,…
Cây thuốc nam sử dụng làm thức ăn cực kỳ hiệu quả đối với heo con vì lợn mới sinh hệ tiêu hóa còn rất kém. Bà con nông dân có thể trộn lá khổ sâm, lá nhọ nồi, lá phèn đen, lá ổi, tất cả được giã nhỏ lấy nước cho lợn con uống trực tiếp. Đối với những con heo rừng bị tiêu chảy thì nên cho ăn trực tiếp, đặc biệt là lá ổi để chữa khỏi bệnh.
Cách ủ thức ăn cho lợn rừng
Ủ thức ăn cho lợn rừng là vấn đề được nhiều người chăn nuôi quan tâm bởi nguồn thức ăn là yếu tố quyết định đến chất lượng đầu ra của gia súc, đồng thời giải quyết bài toán làm sao có thể tối ưu về mặt kinh tế thông qua việc tiết kiệm chi phí thức ăn.
Nguyên liệu
Ủ thức ăn là các phương pháp kỹ thuật được sử dụng để bảo quản và dự trữ thức ăn thông qua quá trình lên men. Bằng việc ủ men vi sinh, các nguồn nguyên liệu thức ăn có thể được sử dụng trong thời gian dài, từ vài tuần đến vài tháng. Bên cạnh đó, thức ăn được ủ sẽ mềm hơn giúp gia súc dễ tiêu hóa hơn, hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng.
Nguyên liệu sử dụng để ủ thức ăn cần phải đảm bảo không bị hỏng, nấm mốc hoặc lẫn các tạp chất linh tinh. Thông thường, bà con nông dân sẽ chọn những loại nguyên liệu thô như: cỏ voi, thân cây chuối, đọt chuối,… để ủ cùng với bột ngô hoặc bột gạo, bổ sung thêm chút muối ăn giúp thức ăn ngon hơn.
Cách ủ thức ăn
Để ủ một cách hiệu quả, trước tiên bạn cần phơi các thức ăn thô xanh để đạt đủ độ ẩm. Tiếp theo, thái nhỏ nguyên liệu thành các đoạn nhỏ để trộn cùng bột ngô hoặc bột cám.
Khi nguyên liệu đã được trộn đều, tiến hành ủ theo từng lớp vào túi. Lưu ý là nên ủ thức ăn theo từng lớp chứ không nhét hỗn độn. Sau khi tiến hành nhét mỗi lớp thì ép chặt để bỏ hết không khí trong túi. Sau khi bao đã đầy, bà con cần nhanh chóng buộc chặt lại tránh để không khí lọt vào làm ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn. Sau đó, bảo quản bao ủ ở nơi khô ráo, thoáng mát, hạn chế tối đa sự xâm nhập của côn trùng khiến bao rách gây hỏng thức ăn.
Lựa chọn dụng cụ, máng ăn cho heo và cách cho heo rừng ăn
Ủ thức ăn cho heo rừng cần sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để tăng hiệu quả khi ủ. Đặc biệt thức ăn cho heo rừng con cần phải được chú tâm hơn bởi chúng cần thời gian thích nghi với nguồn thức ăn mới. Bà con có thể cho heo rừng ăn thay khẩu phần ăn chính trong ngày, hoặc trộn đều với thức ăn, chia làm các bữa nhỏ: sáng, trưa, tối trong ngày.
Máng ăn tự động cho heo được nhiều bà con lựa chọn sử dụng để trộn thức ăn cho heo rừng lai bởi sự tiện dụng. Máng được thiết kế dạng tròn hình trụ, làm bắng chất liệu inox chắc chắn, cấu tạo thông minh giúp người chăn nuôi dễ dàng điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu. Không chỉ giúp tối đa hóa không gian ăn cho heo, máng ăn tự động còn giảm thiếu tình trạng dư thừa lãng phí thức ăn.
Cách phối trộn thức ăn cho heo rừng
Trộn thức ăn cho lợn rừng cần kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm của những hộ chăn nuôi đã nuôi heo rừng thành công, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thịt tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế. Cách phối trộn thức ăn cho heo rừng sẽ được chia sẻ ngay dưới đây!
Nguyên liệu
Trước tiên, nguyên liệu được dùng để chế biến thức ăn cho lợn rừng cần bao gồm nguyên liệu thô xanh như: thân cây chuối, thân cây ngô, thân mía, thân lạc, thân đỗ tương, rau xanh, củ quả, bèo,… Bà con có thể sử dụng thêm một vài cây thuốc nam như: cây lá nhọ nồi, lá ổi, lá mơ, cây hoa tím, cây chè, cây hoàng ngọc,…
Nguyên liệu tinh bột nhằm phối trộn thức ăn cho lợn rừng thường được sử dụng là đậu tương, cám ngô, cám gạo, bã sắn,…Trùn quế hoặc bột trùn quế cũng được nhiều người gợi ý sử dụng kết hợp cùng men vi sinh hoạt tính.
Phối trộn thức ăn cho heo rừng
Đối với nguyên vật liệu thô xanh, bà con nông dân nên băm nhỏ thành đốt dài khoản 2 – 3 cm để lợn rừng dễ hấp thụ chất dinh dưỡng. Đối với mỗi 90kg thức ăn thô xanh như chuối, cây lạc, ngô, cỏ voi,…, người chăn nuôi có thể trộn với các cây thuốc như: ổi, lá nhọ nồi,…
Công thức trên có thể điều chỉnh linh hoạt đối với heo nái, heo nuôi con, heo đực làm giống và heo con. Với khẩu phần thức ăn là: bột ngô, cám gạo, thóc tẻ, bột sắn khô, bột đậu tương, bột trùn, khoáng và vitamin, tỷ lệ trộn sẽ như sau:
- Heo nái: 20 – 36 – 10 – 18 – 8 – 6 – 1 – 1 hoặc 35 – 25 – 0 – 10 – 8 – 10 – 1 – 1.
- Heo nuôi con: 20 – 36 – 18 – 0 – 8 – 6 – 1 – 1 hoặc 50 – 23 – 0 – 0 – 15 – 10 – 1 – 1.
- Heo đực: 15 – 45 – 0 – 0 – 10 – 8 – 1 – 1.
Heo rừng con cần có khẩu phần tập trung vào những nguyên liệu thức ăn mềm, đa dạng và dễ tiêu hóa để tăng sức đề kháng. Thức ăn được khuyến khích sử dụng là: bột ngô, cám gạo, khô dầu dừa, bột trùn, khô dầu lạc, khô dầu đậu nành, bột xương, vôi bột, muối với tỷ lệ: 34 – 22 – 23 – 18 – 0 – 0 – 1.2 – 0.9 – 0.6 – 0.3 hoặc 43 – 29 – 0 – 6 – 10 – 9 – 1.2 – 0.9 – 0.6 – 0.3. Thức ăn cần được trộn đều và nghiền nhỏ để lợn dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Dụng cụ, máng ăn cho heo và cách cho heo rừng ăn
Để tiết kiệm thức ăn, tránh tình trạng phung phí và nâng cao hiệu quả kinh tế, bà con nông dân cần sử dụng dụng cụ và máng ăn tự động cho heo. Máng ăn tự động được làm bằng chất liệu inox với ốc đồng chống rỉ nên có thể tăng độ bền và có thể được sử dụng trong thời gian dài.
Thiết kế của máng dạng hình phễu nên giảm thiểu tối đa tình trạng tắc nghẽn, đồng thời kết cấu thông minh với bộ phận tự điều chỉnh giúp bà con dễ dàng thay đổi lượng thức ăn phù hợp. Với máng ăn tự động, người chăn nuôi có thể sử dụng linh hoạt theo từng giai đoạn phát triển của heo.
Hi vọng bài viết trên của Siêu Thị Thiết Bị Chăn Nuôi Thú Y sẽ giúp bà con nông dân có thêm hiểu biết về thức ăn chăn nuôi lợn rừng. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ qua hotline 0966 566 475 để được tư vấn miễn phí.
Phó phòng Marketing
Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi