Ký sinh trùng đường máu ở gà là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, sinh sản của gà. Loại bệnh này khả năng lây nhiễm thấp nhưng tỷ lệ chết rất cao nên người chăn nuôi cần đặc biệt lưu ý. Bài viết dưới đây Thiết Bị Chăn Nuôi Thái Bình Dương sẽ chia sẻ đến bạn thông tin chi tiết về loại bệnh này.
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là gì?
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà hay chính là bệnh sốt rét ở gà. Loại bệnh này có vật lây truyền trung gian là muỗi vằn. Khi gà bị đốt chúng sẽ truyền bệnh vào cơ thể gà, lúc này các đơn bào sẽ phát triển và kí sinh trong hồng cầu gà.
Bệnh này phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm ướt, nắng nóng. Chúng xuất hiện trên nhiều đàn gia cầm ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo các chuyên gia nghiên cứu, bệnh ký sinh trùng ở gà thường bùng phát dịch vào mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Khoảng thời gian này diễn biến phức tạp và khó có thể giải quyết nhanh chóng, triệt để.
Vì sao gà bị ký sinh trùng đường máu?
Bệnh ký sinh trùng đường máu do đơn bào ký sinh trong máu gà có tên Leucocytozoon gây ra. Đây là một họ trùng roi thuộc bộ Haemosporia, ngành Protozoa. Hiện nay có khoảng 67 loài Leucocytozoon gây bệnh cho hơn 100 loài gia cầm, thuỷ cầm và chim.
Loại đơn bào này có kích thước nhỏ sau đó dần được phân chia thành hợp tử. Tiếp theo sẽ di chuyển dần lên tuyến nước bọt của muỗi. Khi truyền bệnh vào cơ thể gà, ký sinh trùng đường máu sẽ phá huỷ tế bào hồng cầu và bạch cầu gây ra chứng thiếu máu, khiến sức khỏe của chúng suy nhược dần. Cuối cùng, chúng xâm nhập vào cơ quan nội tạng gây biến dạng và xuất huyết.
Đối với các loại gia súc, gia cầm mang thai nếu mắc ký sinh trùng ở máu rất dễ bị sảy thai.
Nguồn gây ra bệnh dịch này thường ở vật trung gian là các loài côn trùng, muỗi hút máu truyền mầm bệnh cho gà. Chính vì vậy, các quốc gia có điều kiện khí hậu phù hợp sẽ là điều kiện tốt để nguồn bệnh này xuất hiện và lây nhiễm dịch bệnh nhanh chóng.
Triệu chứng khi gà bị ký sinh trùng máu
Hiện nay, triệu chứng bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà được chia làm hai thể cấp tính và thể mãn tính. Tại mỗi thể sẽ có những triệu chứng riêng cụ thể như sau:
Triệu chứng ở thể cấp tính
Ở thể cấp tính, thời gian ủ bệnh ở gà thường từ 7 đến 12 ngày. Trong khoảng thời gian này chúng có một số triệu chứng sau đây.
- Gà bắt đầu sốt cao lên tới 44 độ C, uống nhiều nước và bắt đầu bị tiêu chảy. Lúc này, gà đi phân xanh lá cây, xanh trắng hoặc xanh vàng.
- Cơ thể gà bắt đầu rét run, đi không vững, phần mào gà nhợt nhạt không đỏ, miệng chảy nhiều nước nhờn và sút cân nhanh chóng.
- Lông xù, đầu rúc vào cánh tìm chỗ để sưởi ấm dưới bóng đèn hoặc ánh nắng mặt trời.
- Gà bị ký sinh trùng đường máu sẽ bị ho hen, khó thở, cổ rụt và đứng lẻ loi. Mắt của chúng nhắm nghiền hoặc nằm tụm đống. Sau đó sẽ bỏ ăn và chết.
- Ban đầu gà chết lác đác vào đêm, sau đó chế cả vào ban ngày và số lượng ngày càng tăng nhanh nếu không điều trị kịp thời. Gà chết thường có biểu hiện hộc máu ở mũi, miệng, mào tích thâm đen và nằm thõng cổ.
- Đối với gà đẻ, ngoài các biểu hiện trên bạn cũng dễ dàng thấy triệu chứng thông quan sản lượng trứng giảm, chất lượng trứng thấp. Kích thước quả trứng bé, nhiều vỏ trứng mềm và dễ vỡ hoặc ngược lại vỏ rất dày.
Triệu chứng ở thể mãn tính
Đối với triệu chứng benh ky sinh trung mau o ga thể mãn tính sẽ có một số biểu hiệu như sau:
- Khi gà mắc bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà thể cấp tính sẽ chuyển sang mãn tính gây sốt ngắt quãng, giảm bỏ ăn rồi ăn lại.
- Xuất hiện tình trạng lúc tiêu chảy lúc không, phân lỏng có màu xanh, gà chậm lớn, thiếu máu và niêm mạc nhợt nhạt, mào thâm.
- Gà mắc bệnh thường lười vận động. Tuy gà bị thiếu máu nhưng không trì trệ hoạt động tìm kiếm thức ăn chúng chỉ gầy đi và ít chết. Thế nhưng đây lại là nguồn bệnh ẩn vô cùng nguy hiểm.
- Đối với gà đẻ, tỷ lệ giảm đẻ hoặc có thể ngừng đẻ đột ngột. Một số con có thể bị liệt chân và tỷ lệ chết khoảng 5 đến 20%.
Bệnh tích ký sinh trùng máu ở gà
Ngoài nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh thì bệnh tích của ký sinh trùng đường máu ở gà cũng rất quan trọng để người chăn nuôi nắm bắt tình trạng bệnh tình kịp thời và có phương hướng điều trị phù hợp.
- Cơ thể gà bệnh sẽ bị xuất huyết bên ngoài như xuất hiện lấm tấm ở cơ ngực, cơ đùi, dưới da, chân và cánh tay.
- Màu gà nhiễm ký sinh trùng thường loãng, khó đông và thậm chí không thể đông lại.
- Gà chết do đột tử máu sẽ đông đọng lại trong lồng ngực, ứ đọng máu trong phổi, tụ máu ở xoang bụng và khi cắt tiết máu loãng, chậm đông.
- Phần gan và lá lách sưng to, màu nhợt nhạt, mềm nhũn và dễ vỡ, trên bề mặt có nhiều điểm hoại tử, xuất huyết thành vết chấm tròn. Một số trường hợp khác gan còn bé quắt lại và màu thâm đen, xanh đen.
- Thận gà mắc bệnh sưng to, lồi rõ lên và rìa thận bị xuất huyết. Bề mặt bộ phận này có nhiều tụ điểm trắng.
- Ở gà mái buồng trứng và ống dẫn trứng bị viêm thoái hóa, trứng non dễ vỡ gây viêm dính phúc mạc.
Điều trị bệnh ký sinh trùng máu ở gà
Khi đàn gà nhà bạn mắc bệnh ký sinh trùng đường máu, người chăn nuôi cần lựa chọn thuốc trị ký sinh trùng máu cho gà và xử lý kịp thời theo các bước sau.
Ngăn chặn muỗi gây bệnh
Như đã tìm hiểu ở trên, các loại côn trùng, gián hay muỗi chính là vật chủ trung gian gây bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà. Vì thế, bạn cần tiến hành phát quang, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, không cho côn trùng có nơi trú ngụ.
Bên cạnh đó, cần sử dụng thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng để phun trong và xung quanh chuồng. Thường xuyên thay chất độn chuồng mới đã được phun sát trùng.
Sử dụng thuốc đặc trị
Loại bệnh này do ký sinh trùng đường máu gây ta nên người chăn nuôi cần sử dụng các loại thuốc đặc trị ký sinh trùng đường máu ở gà như Sulphamonomethoxine, hoặc Trimethoprim. Liều lượng và liệu trình cần sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Phác đồ điều trị trên không chỉ có tác dụng điều trị, ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng, xuất huyết và dung giải tế bào máu. Ngoài ra, nếu trường hợp gà bị sốt bạn có thể dùng thêm paracetamol để hạ sốt.
Bên cạnh đó, người chăn nuôi cần sử dụng thêm thuốc bổ như vitamin A, vitamin K3 để tăng sức đề kháng và nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
Phòng bệnh lâu dài
Sau khi điều trị khỏi bệnh, bạn không nên chủ quan mà cần có cách phòng bệnh lâu dài cho trại. Bạn nên trộn Sulphamonomethoxine vào trong thức ăn của đàn gà với liều phòng bệnh và cho ăn liên tục 5 đến 7 ngày. Sau đó cho nghỉ khoảng 3 đến 5 ngày và trộn tiếp cho ăn. Đặc biệt trong mùa mưa gió, ẩm thấp càng phải chú trọng.
Bên cạnh đó, bạn cần sử dụng thêm thuốc bổ gan thận để tăng hiệu quả của thuốc. Không chỉ có vậy, cách làm này cũng hỗ trợ việc đào thải thuốc qua thận từ đó tránh làm hư hại gan thận.
Trên đây là tất tần tật những thông tin về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà dành cho người chăn nuôi. Mong rằng bài viết trên sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích để đảm bảo đàn gà của gia đình luôn có một sức khỏe tốt nhất và không làm ảnh hưởng đến giá trị kinh tế.
Phó phòng Marketing
Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi