Biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm hiệu quả vào mùa hè

Vào mùa hè thời tiết oi bức, nóng nắng, nhiệt độ thường lên cao 36 – 38 độ C gây bất lợi trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung, mật độ cao. Cụ thể đàn vật nuôi bị suy giảm sức đề kháng, nhiều loại dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.

Biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm hiệu quả

Mùa hè đã bắt đầu, nhưng ngay từ những ngày đầu tiên, nhiệt độ đã đạt trên 40°C. Đàn gia súc, gia cầm rất dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết này, có nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao. Cục Khí tượng Thủy văn đã dự báo rằng thời tiết trong tương lai sẽ có nhiều biến đổi phức tạp do hiện tượng nóng lên toàn cầu, với nhiệt độ tiếp tục tăng và kéo dài. Để chủ động chống nóng cho đàn gia súc, gia cầm, người chăn nuôi cần thực hiện một số biện pháp sau

1. Thường xuyên cập nhật thông tin về thời tiết

Hàng ngày, hãy chú ý cập nhật thông tin đầy đủ về dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động đối phó với sự biến đổi phức tạp của thời tiết. Khi có dự báo về mưa lớn, giông bão, lốc xoáy, sét, cần ngay lập tức gia cố chuồng trại và chuẩn bị thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm. Nếu đang cho trâu bò đi chăn thả và gặp giông bão, lốc xoáy, cần ngay lập tức đưa trâu bò về nhà để tránh việc con vật bị ảnh hưởng bởi lạnh đột ngột và sét đánh.

chong-nong-gia-cam

2. Về chuồng trại và mật độ nuôi

Xây dựng hệ thống che chắn xung quanh chuồng sẽ tạo sự thông thoáng, dùng các loại liếp bằng lá, tranh tre. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong những ngày nắng nóng, có thể xảy ra trận mưa đột xuất, đặc biệt là vào đêm, vì vậy cần nhanh chóng che chắn và sử dụng tấm cao su cách nhiệt để đảm bảo cho gia súc, gia cầm không bị nhiễm lạnh đột ngột. Tăng cường trồng cây xanh xung quanh khu vực chuồng nuôi để tạo bóng mát. Đối với bò sữa và bò thịt, trong ngày nắng nóng nên nhốt bò vào khu vực có nhiều cây để tạo bóng mát cho con vật.

Chống nóng chuồng nuôi: nên đặt quạt thông gió theo hướng nằm ngang, quạt theo hướng gió thổi, độ cao của quạt gió nằm ở ngang tầm lưng của gia súc để giảm ẩm độ của các khí CO2, NH3 … trong chuồng nuôi. Không nên treo quạt trên trần nhà vì gió thổi từ mái chuồng xuống dưới là khí nóng, hiệu quả chống nóng thấp.

Với các trại chăn nuôi lợn, gia cầm theo kiểu chuồng kín, cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi để tránh tình trạng mất điện ảnh hưởng đến hệ thống làm mát trong chuồng. Có thể cải tạo để tăng cường thông thoáng hoặc đặt quạt thông gió để tăng cường đối lưu không khí, giảm nhiệt độ và khí độc trong chuồng. Với khu chăn nuôi gà thả vườn có số lượng lớn, cần tạo các liếp che để gia cầm tìm đến bóng mát.

Ngoài ra, cần bổ sung hệ thống làm mát, đặc biệt với bò sữa cần có hệ thống dàn phun mưa, phun mưa lên nóc chuồng nuôi để giảm nhiệt độ mái chuồng khi trời nắng to (vì đặc tính sinh học của bò sữa rất sợ nóng). Khi phun mưa, cần quan tâm đến việc tăng cường thông gió và thoát nước ở xung quanh chuồng để tránh tăng cao độ ẩm trong chuồng. Ngoài ra, mái có thể được trồng thêm các loại dây leo như dây bìm bìm, hoa giấy, giàn muớp để giúp giảm nhiệt độ.

Xem thêm:  12 đặc tính của chim Trĩ cần hiểu rõ để nâng cao hiệu quả chăn nuôi

chong-nong-cho-gia-suc

3. Về thức ăn, nước uống

Trong những ngày nắng nóng và độ ẩm cao, cơ thể gia súc, gia cầm phải đối mặt với những điều kiện bất lợi, thường ảnh hưởng đến sức khỏe, làm cho chúng bỏ ăn, uống ít hơn. Do đó, cần thực hiện một số biện pháp sau đối với việc cho ăn và cung cấp nước:

Với trâu bò, nên tăng cường khẩu phần ăn xanh như rau cỏ tươi, củ, quả và các loại vitamin. Đồng thời, tăng cường khẩu phần đạm, giảm tinh bột, mỡ và đường trong khẩu phần. Đối với bò sữa, cần cung cấp đủ cỏ xanh, rơm (15 – 25kg/con/ngày) và bổ sung thêm thức ăn tinh (1 – 3kg/con/ngày). Bò sữa cũng cần được bổ sung thức ăn xanh, cỏ ủ chua (3 – 5kg/con/ngày). Có thể áp dụng việc bổ sung urê cho bò sữa để bổ sung chất đạm vô cơ.

Đối với lợn và gia cầm, cần đảm bảo lượng thức ăn tinh trong đó bổ sung các loại khoáng, vitamin, điện giải để nâng cao sức đề kháng. Trong những đợt nắng nóng kéo dài, thực hiện chế độ chuyển bữa ăn, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp thường cho ăn vào ban ngày chuyển sang cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát trong ngày. Đảm bảo thường xuyên cung cấp đủ nước mát cho gia súc, gia cầm uống, không làm ẩm ướt nền chuồng. Lưu ý không nên làm, tốt nhất nên lắp các thiết bị tự động để luôn cung cấp đủ nước sạch cho bò uống.

Đối với gà đẻ, rất dễ chết vào những ngày nhiệt độ cao, cần giảm bớt hàm lượng đạm trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh để tránh nuôi quá béo. Trong những ngày nắng nóng, có thể cho gà uống B-complex, chất điện giải hoặc nước pha muối với nồng độ 1% (10-15g muối/1 lít nước) để tăng sức đề kháng cho gia cầm. Cần cho ăn các loại cám chất lượng tốt và tiến hành phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại vaccin theo chỉ đạo của chuyên ngành thú y để tăng khả năng miễn dịch. Riêng đối với gà giống hậu bị và giống nuôi công nghiệp trên lớp đệm lót, nên kiểm soát lượng nước uống của đàn gà (chỉ nên bằng 2 lần lượng thức ăn cho ăn trong ngày đó) để tránh ẩm ướt nền nhà, đệm lót trong những ngày quá nóng.

bien-phap-chong-nong-chan-nuoi

Trong mùa hè, đặc biệt là những ngày nắng nóng, cần giảm mật độ nuôi để tránh lượng khí độc tăng mạnh và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia súc, gia cầm. Mật độ chuồng nuôi hợp lý có thể là: lợn nái, lợn có chửa cần 3-4m2/con; lợn thịt 2m2/con; gà trống, gà đẻ nuôi nhốt từ 3-5 con/m2; gà con úm 50-60 con/m2, gà thịt 10-15 con/m2. Nên tăng cường số lượng máng ăn, máng uống trong mùa hè để đảm bảo gia súc, gia cầm ăn uống đầy đủ.

4. Chế độ tắm, chải, vận động

Đối với bò và bò sữa, trong những ngày nắng nóng, cần định kỳ tắm chải để giảm nhiệt cho cơ thể và vệ sinh thân thể, phòng chống các bệnh ngoài da. Đáng chú ý, khi làm mát tốt cho bò sữa, bê con sinh ra sẽ nặng hơn (2-3kg) so với khi không được làm mát. Làm mát tốt cũng giúp tăng sản lượng sữa và khả năng thụ thai khi phối giống cho bò.

Đối với trâu bò, bò sữa, trong những ngày nắng nóng, cần đảm bảo việc chăn thả, vận động cho bò. Tuy nhiên, cần thay đổi thời gian so với bình thường. Buổi sáng, cho bò vận động, chăn thả trong khoảng thời gian sớm hơn bình thường (từ 6-9 giờ), buổi chiều từ 16-18 giờ. Trong những ngày thời tiết quá nắng nóng, có thể thay đổi thời gian vận động, sớm hơn hoặc muộn hơn 1 giờ để đảm bảo sức khỏe cho bò, bò sữa.

Xem thêm:  Kiểu máng ăn cho gà tự chế dễ làm tại nhà 

Hạn chế đến mức tối đa việc vận chuyển, chủ động hạn chế vận chuyển đàn bò, bò sữa trong những ngày nắng nóng. Khi xuất nhập gia súc, gia cầm, cần lưu ý vận chuyển vào đêm, sáng sớm hoặc chiều mát, phương tiện vận chuyển cần có các biện pháp làm mát và chú ý đảm bảo thông thoáng.

tam-cho-heo

5. Vệ sinh phòng bệnh

Sau những đợt nắng nóng kéo dài, cần tăng cường vệ sinh, tẩy uế chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Nền chuồng phải được giữ sạch, khô ráo, cống rãnh không đọng phân, nước. Cần định kỳ phun thuốc sát trùng để chống ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt – các tác nhân truyền và gây bệnh trong mùa hè. Sử dụng các loại thuốc sát trùng như Vikol, Halamid, HanIod, Hantoc, lưu ý thay đổi thuốc định kỳ để tránh hiện tượng nhờn thuốc sát trùng đối với mầm bệnh.
Cần đảm bảo việc tiêm phòng định kỳ các loại vắc xin theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Đối với bò, cần chủ động tiêm các loại vắc xin như lở mồm long móng (LMLM), tụ huyết trùng, nhiệt thán. Đối với lợn, nên tiêm đầy đủ các loại vắc xin như bệnh đỏ, tai xanh, LMLM. Gia cầm cần tiêm các loại vắc xin như newcastle, gum, cúm gia cầm, tụ huyết trùng.

Ngoài ra, cần thường xuyên phát hiện sớm gia súc, gia cầm ốm, nghi ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời để tránh lây lan và bùng phát dịch bệnh. Đặc biệt quan tâm đến các bệnh đường ruột và tiêu hoá, bằng cách chủ động cho gia súc, gia cầm ăn, uống và bổ sung các loại thuốc ở liều phù hợp để nâng cao sức đề kháng.

Người chăn nuôi nên chủ động quan sát tình trạng sức khỏe của gia súc, gia cầm hàng ngày. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như ốm yếu, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, ho, sổ mũi, sốt, tiêu chảy, táo bón, thay đổi thái độ ăn uống, chóng mặt, chảy máu,… nhanh chóng cách ly và điều trị.

phong-dich-cho-heo

6. Hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung

Trong những ngày nắng nóng, có thể hỗ trợ gia súc, gia cầm bổ sung dinh dưỡng thêm bằng cách dùng thêm các loại chế phẩm đặc trị sinh học chống stress nhiệt đới, giảm stress nhiệt, giúp tăng khả năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe và hiệu quả chăn nuôi. Các loại sản phẩm bổ sung dinh dưỡng có thể sử dụng như men vi sinh (probiotics), acid hữu cơ, vitamin, khoáng chất, vi chất, enzyme tiêu hóa, … dùng trong nước uống hoặc trộn vào thức ăn.

Tóm lại, để chống nóng cho gia súc, gia cầm trong những ngày nắng nóng, cần chủ động thực hiện những biện pháp về cơ sở hạ tầng, vận động, dinh dưỡng, y tế, vệ sinh, và theo dõi tình trạng sức khỏe của gia súc, gia cầm hàng ngày. Việc thực hiện đúng cách những biện pháp trên sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho gia súc, gia cầm, từ đó tăng hiệu quả sản xuất chăn nuôi và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến thời tiết nắng nóng.

Hướng dẫn chống nóng cho gia súc gia cầm

Nắng nóng, ngoài dễ phát dịch bệnh, thì do ăn kém, sức đề kháng bị suy giảm mạnh, năng suất thịt, trứng gia súc, gia cầm giảm. Về các loại dịch bệnh như: tiêu chảy, cảm nóng, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, viêm phổi, dịch tả, tụ huyết trùng, cầu trùng… dễ phát sinh, lây lan gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do nắng nóng gây ra, người chăn nuôi cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp sau.

Hướng dẫn chống nóng đối với lợn

  • Chuồng trại: Nên làm chuồng hướng Đông Nam, lợp mái ngói hoặc mái lá cọ; xung quanh trồng cây xanh tạo bóng mát.
  • Quạt thông gió: Nên đặt quạt thông gió theo thế nằm ngang, quạt theo hướng gió thổi, độ cao của quạt ở ngang tầm lưng của gia súc; nếu quạt treo từ mái thổi gió xuống dưới hiệu quả chống nóng thấp.
  • Giàn mưa, phun ẩm: Khi phun mưa cần quan tâm đến việc tăng cường thông gió và thoát nước ở xung quanh để tránh làm tăng ẩm độ trong chuồng.
  • Giảm nhiệt độ chuồng nuôi bằng cách vệ sinh chuồng trại thường xuyên; thu gom phân vào hố chứa phân (để giảm sức nóng do phân bốc lên).
  • Cần tắm cho lợn 1 – 2 lần/ngày; cho lợn uống đủ nước sạch, mát, bổ sung Bcomplex, Vitamin C, chất điện giải, men tiêu hóa… để  giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng.
  • Thực hiện các biện pháp về chăn nuôi an toàn sinh học, tiêu độc khử trùng định kỳ chuồng trại và khu vực chăn nuôi.
Cần tắm cho lợn 1 – 2 lần/ngày

Hướng dẫn chống nóng đối với trâu, bò, dê

  • Xung quanh chuồng trại nên trồng cây xanh tạo bóng mát. Chuồng nuôi nên có phên che chống nắng. Giảm nhiệt độ chuồng nuôi bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thu gom phân, thực hiện ủ phân sinh học.
  • Chăn thả sáng sớm hoặc chiều muộn: Buổi sáng cho trâu bò đi chăn thả sớm (6 giờ thả, 8 giờ về); buổi chiều chăn thả muộn (4 giờ thả, 6 giờ về); nên buộc trâu bò ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu, bò nghỉ ngơi.
  • Mật độ nuôi nhốt đối với trâu bò thịt: 5 – 6 m2/con, dê 1,8 – 2 m2/con.
  • Cho uống đủ nước sạch, mát, bổ sung Vitamin C để giải nhiệt; cho ăn đủ no từ 30 – 35 kg thức ăn thô xanh, 0,5 – 1 kg thức ăn tinh, 20 – 30 gam muối ăn để đảm bảo sức khoẻ, tăng khả năng chống nóng, chống bệnh tật.
  • Nên tắm cho trâu bò 1 – 2 lần/ngày để giảm nhiệt cho cơ thể.
Chuồng nuôi nên có phên che chống nắng

Đối với gia cầm

  • Chuồng trại kín: Do có hệ thống làm mát, khi chạy tối đa công suất theo thiết kế, nhiệt độ chuồng nuôi có thể giảm được 5  – 7 độ C so với nhiệt độ bên ngoài, nên gia cầm ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Chú ý hệ thống cấp phát điện dự phòng.
  • Chuồng thông thoáng: Nên có phên che chống nắng xung quanh, những ngày nhiệt độ cao có thể phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt; dùng lưới đen hoặc trồng cây xanh, giàn cây leo che mái và hướng nắng.
  • Cho gà ăn sớm, ăn xong treo máng ăn lên cho thoáng chuồng nuôi nhằm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.
  • Giảm độ dày đệm lót (nếu quá dầy vì đệm lót sinh nhiệt nhiều).
  • Giảm mật độ nuôi cũng có tác dụng giảm nhiệt độ chuồng nuôi: Đối với gà con: úm 50 – 60 con/m2; đối với gà 0,5 – 1 kg: nhốt 8 – 12 con/m2; với gà 2 – 3 kg: nhốt 3 – 5 con/m2.
  • Tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách cho uống Bcomplex, Vitamin C, chất điện giải, men tiêu hóa… cho ăn các loại cám chất lượng tốt, phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại vắcxin: Newcastle, cúm, dịch tả vịt, tụ huyết trùng… để tăng khả năng miễn dịch chống lại các loại bệnh nguy hiểm xâm nhập.
Chuồng thông thoáng, giảm mật độ nuôi

Khi phát hiện thấy con vật có biểu hiện không bình thường (do cảm nắng, cảm nóng, do vận chuyển có mật độ nhốt cao) cần áp dụng ngay các biện pháp làm mát để hạn chế rủi ro, bằng cách tách riêng con vật ra nơi có bóng mát, tạo sự thông thoáng nơi nhốt, dùng ngay hệ thống quạt làm mát.

Xem thêm:  Chó Corgi giá bao nhiêu?

Với trâu bò, lợn nái có thể dùng đá lạnh chườm mát vùng đầu, vùng mặt, đồng thời cho con vật uống nước điện giải khi ổn định mới cho con vật nhập đàn.

Người chăn nuôi cần thực hiện đồng bộ các biện pháp làm mát trên để đảm bảo sức khỏe đàn gia súc gia cầm trong những ngày nắng nóng.

tran-hong-tham

Phó phòng Marketing

Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi