Đầu mùa mưa cảnh giác bệnh chướng hơi dạ cỏ ở gia súc

Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở gia súc có dạ dày kép như bò, trâu, dê. Bệnh xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa, làm gia súc bị chết do dạ cỏ chướng to, chèn ép tim và phổi dẫn đến cản trở tuần hoàn, hô hấp.

Bệnh chướng hơi dạ cỏ ở gia súc

1. Nguyên nhân bệnh chướng hơi dạ cỏ ở gia súc

Do gia súc ăn nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi như: Thức ăn xanh chứa nhiều nước như cỏ non, thân cây đỗ, dây khoai lang, thân cây ngô non…; Thức ăn có nhiều nhựa như lá cây râm bụt… hay thức ăn đang lên men dở như cây, cỏ, rơm mục, bã bia, bã sắn…

Do gia súc làm việc quá sức hoặc thời tiết thay đổi đột ngột làm ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hoá.

Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: cúm, tụ huyết trùng, nhiệt thán… hoặc một số bệnh nội khoa như: bệnh liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong, viêm phúc mạc, liệt thực quản, tắc thực quản hoặc do gia súc nằm liệt lâu ngày không ợ hơi được.

Ảnh minh họa
Đầu mùa mưa cảnh giác bệnh chướng hơi dạ cỏ ở gia súc 5

2. Triệu chứng bệnh chướng hơi dạ cỏ ở gia súc

Bệnh xuất hiện nhanh (sau khi ăn 30 phút – 1 giờ).

Xem thêm:  Các loại bệnh thường gặp ở gà, gia cầm và cách phòng trị

Khi bệnh mới phát, con vật thường có các biểu hiện:

  • Bụng bị phình to, con vật bị đau bụng, đứng nằm không yên, thường đi quanh cọc, lấy đuôi quất mạnh vào vùng bụng trái.
  • Gõ vào hõm hông bên trái thấy âm trống chiếm ưu thế, âm đục, âm bùng hơi mất.
  • Ấn tay vào vùng dạ cỏ có cảm giác căng như ấn tay vào quả bóng cao su chứa đầy hơi.
  • Nghe vùng dạ cỏ thấy nhu động dạ cỏ lúc đầu tăng sau đó giảm dần rồi mất hẳn, chỉ nghe thấy tiếng nổ lép bép do thức ăn lên men.
  • Gia súc hay quay đầu về phía sau, có cảm giác đau.
  • Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng trên càng trầm trọng hơn:
  • Bụng con vật ngày càng phình to, vùng hõm hông bên trái lồi lên có khi cao hơn cả mỏm ngoài xương cánh hông.
  • Gia súc đau bụng rõ rệt, vã mồ hôi, uể oải, hay sợ hãi, con vật ngừng ăn, ngừng nhai lại.
  • Gia súc khó thở, tần số hô hấp tăng, dạng 2 chân trước ra để thở, hoặc thè lưỡi ra để thở.
  • Hệ thống tuần hoàn bị rối loạn, máu ở cổ và đầu không dồn về tim được nên tĩnh mạch cổ phồng to, tim đập nhanh (140 lần/phút), mạch yếu, huyết áp giảm.

bo-bi-chuong-hoi-da-co

3. Điều trị bệnh chướng hơi dạ cỏ ở gia súc

Trước tiên, cho gia súc nhịn ăn, đứng 2 chân trước lên cao hoặc đi lên dốc để dạ cỏ không chèn ép phổi và tim.

Xem thêm:  Nguyên nhân và cách chữa chó bị cụp tai

Sau đó, cho gia súc uống 1 trong các loại dung dịch: Dung dịch MgSO4 ( liều 50-100g/con hòa với 0,5 – 1 lít nước); Nước dưa chua (0,5 – 1 lít); Bia hơi (0,5-2 lít).

Đồng thời xoa bóp vùng dạ cỏ để kích thích ợ hơi. Có thể dùng rơm chà sát hay cám nóng bọc vào giẻ rồi chà sát nhiều lần, mỗi lần 30 – 60 phút ở hông bên trái nhằm tăng nhu động dạ cỏ. Hoặc dùng tay nắm lưỡi bò kéo ra kéo vào nhiều lần để kích thích ợ hơi.

Có thể dùng bẹ chuối đập dập chấm chút muối thọc vào vùng hầu của bò để tạo phản xạ ói, ợ hơi; hoặc dùng ống thông thực quản cho ống thông vào dạ cỏ, đồng thời dùng tay ép vào hõm hông trái xong hạ đầu ống thông xuống cho thức ăn và hơi thoát ra ngoài.

* Nếu dùng các biện pháp trên không hiệu quả, dạ cỏ vẫn chướng căng, nguy hiểm đến tính mạng gia súc thì phải cấp cứu bằng cách chọc troca.

Sát trùng vị trí giữa hõm hông trái của gia súc, chọc mạnh troca qua thành bụng, rút lõi từ từ, bịt đầu thoát của troca để hơi thoát từ từ, nếu cho hơi thoát nhanh thì áp lực máu ở não bị giảm đột ngột, gia súc bị sốc có thể chết.

Giữ troca cho hơi ra hết, để gia súc khỏe lại, khi rút troca phải cho lõi vào, để thức ăn không tiếp xúc vết thương gây viêm phúc mạc.

Xem thêm:  Bệnh Niucatxơn (gà rù), cách nhận biết và điều trị

Dùng một trong các loại kháng sinh sau để chống nhiễm trùng như Gentamycin, Ampicillin, Penicillin, Cefamicin tiêm hoặc bơm thẳng vào dạ cỏ. Liều dùng theo hướng dẫn sử dụng của hãng thuốc.

Gia súc bị chướng hơi dạ
Đầu mùa mưa cảnh giác bệnh chướng hơi dạ cỏ ở gia súc 6

4. Phòng bệnh bệnh chướng hơi dạ cỏ ở gia súc

Không cho gia súc ăn quá nhiều cỏ non hoặc cây họ đậu, thức ăn nhiều chất nhầy như rau lang, rau muống non; thức ăn dễ lên men, sinh hơi khác.

Khi thay đổi thức ăn nên thay đổi từ từ để gia súc kịp thích nghi, không bị rối loạn tiêu hóa.

Khi gia súc mắc bệnh liệt dạ cỏ, bội thực, tắc thực quản, viêm họng làm gia súc không ợ hơi được, viêm màng bụng… cần kịp thời điều trị để tránh kế phát bệnh chướng hơi dạ cỏ.

trinh-van-chung

Trưởng phòng kinh doanh & dự án xây dựng chuồng trại chăn nuôi

Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành Chăn Nuôi Thú Y