Nguyên nhân và cách điều trị bệnh Gumboro ở gà

Bệnh Gumboro ở gà là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, tác động vào túi Fabricius gây suy giảm hệ miễn dịch ở gà. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi khá lớn. Hiểu được vấn đề đó, Chăn Nuôi Thú Y sẽ chia sẻ các đặc điểm, biểu hiện, nguyên nhân, bệnh tích, cách điều trị và phòng bệnh Gumboro trên gà hiệu quả, giúp người nông dân thuận lợi trong việc chăn nuôi, đem lại năng suất cao về kinh tế. 

Bệnh Gumboro ở gà

Bệnh Gumboro là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà, được phát hiện lần đầu vào năm 1957, tại vùng Gumboro (thuộc bang Delaware-Mỹ). Nhưng mãi đến năm 1962 mới được Cosgrove mô tả cặn kẽ chi tiết về căn bệnh này và được công bố là bệnh viêm thận gà do có sự hủy hoại ở vùng vỏ thận. Tuy nhiên đến năm 1970, Hitcher xác định được bệnh tích của bệnh nằm ở khu vực túi Fabricius và đề nghị gọi là bệnh “Viêm túi huyệt truyền nhiễm” hay còn gọi là Gumboro. 

Bệnh Gumboro ở gà do một loại vi rút có tên khoa học Infection bursal disease virus gây nên thuộc họ Binaviridae. Vi rút IDBV rất dễ lây lan giữa các con gà trong đàn thông qua các con đường như sau: thức ăn, thức uống bị nhiễm bệnh, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh, đồng thời bọ cánh cứng Alphitobius diaperinus là loài vật trung gian gây nên mầm bệnh này.

Bệnh thường xảy ra ở gà từ 3-8 tuần tuổi, bệnh còn xảy ra quanh năm nhưng tập chung ở vụ đông xuân

Bệnh Gumboro ở gà

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây nên bệnh Gumboro ở gà  là do một loại vi rút IBDV –  RNA thuộc họ Birnaviridae. Đây là vi rút có sức đề kháng cao trong tự nhiên, tuy nhiên sẽ bị tiêu diệt nhanh khi ở điều kiện nhiệt độ 56 độ C trong vòng 5 giờ, 60 độ C trong vòng 30 phút, 70 độ C thì loại vi rút này sẽ chết nhanh chóng. Trong phân rác, chất độn chuồng, vi rút này có thể tồn tại trong 122 ngày, chính là nguyên nhân gây nên căn bệnh Gumboro ở gà. 

Xem thêm:  Nguyên nhân, triệu chứng bệnh phó thương hàn ở lợn và cách chữa trị

Biểu hiện và triệu chứng

Biểu hiện

  • Bệnh xảy ra đột ngột, gà sốt rất cao, gà túm tụm lên nhau, uống rất nhiều nước.
  • Gà quay đầu về phía hậu môn để mổ.
  • Tiêu chảy mạnh, phân nhớt vàng xanh hoặc vàng trắng, phân loãng, đôi khi có lẫn máu.
  • Hậu môn co bop liên tục.

biểu hiện

Triệu chứng

Bệnh Gumboro lây lan và tiến triển rất nhanh. Sau 6-8 giờ gà ốm, lông xù, không ăn, không uống, nằm la liệt và chết nhanh.

Trước khi có biểu hiện rõ rệt, gà nhảy bay loạn trong quây úm.

Nhiều con chết khi ghép với bệnh thương hàn.

Tỷ lệ bệnh Gumboro ở gà rất cao, có thể chiếm tỷ lệ 100%, nhưng căn bệnh này có tỷ lệ chết không cao dao động ở mức 20-30%. Theo như đã nhắc ở trên, bệnh kéo dài 5-7 ngày, tỷ lệ chết cao nhất ở giữa khoảng giai đoạn này. Đối với gà thịt thường phát hiện bệnh Gumboro trong giai đoạn 20-40 ngày tuổi, còn với gà đẻ thì thường phát bệnh trong thời điểm 30-80 ngày tuổi.

Bệnh tích

Bên cạnh các triệu chứng, biểu hiện bên ngoài, bệnh Gumboro ở gà còn có các bệnh tích như sau:

  • Trên cơ đùi, cơ ngực xuất huyết thành vệt, thành dải.
  • Thận sưng to, nhạt màu, bên trong có nhiều muối urat.
  • Khi mổ khám gà bị bệnh ruột sưng, bên trong có nhiều dịch nhầy.
  • Ngày thứ nhất mổ thấy túi Fabricius sưng to và chứa nhiều chất nhầy.
  • Đến ngày thứ hai thì túi Fabricius sưng đỏ.
  • Đến ngày thứ 3 thì túi Fabricius xuất huyết tấm lấm hoặc cả mảng.
  • Và đến ngày thứ 4, 5,  6, 7 thì túi Fabricius teo nhỏ dần lại, cơ đùi và cơ ngực bầm tím từng vệt, cơ thể gà nhợt nhạt.

Bệnh tích

Tóm lại, bệnh Gumboro ở gà ó những biểu hiện, triệu chứng và bệnh tích khá rõ rệt làm cho người chăn nuôi dễ dàng nhận biết và chẩn đoán.

Xem thêm:  Dấu hiệu bệnh care ở chó và cách điều trị

Cách điều trị

Vi rút gây nên bệnh Gumboro ở gà không chỉ làm suy giảm, phá vỡ hệ thống miễn dịch mà còn là nguyên nhân gây nên một số bệnh khác cho gia cầm. Vì vậy khi phát hiện gà trong trang trại chăn nuôi có các biểu hiện, bệnh tích ở trên thì người chăn nuôi tiến hành mổ khám gà và tiến hành điều trị theo chỉ dẫn các bước sau đây.

  • Bước 1: Cách ly những con gà bị bệnh, tiến hành khử trùng trang trại bên ngoài để diệt vi khuẩn mầm bệnh.
  • Bước 2: Gà mắc bệnh Gumboro thường có các triệu chứng chính như sốt cao, mất cân bằng điện giải, kiệt sức, mất sức đề kháng, viêm các phủ tạng, kế phát các bệnh do vi trùng, vi rút… Vì vậy, để việc chữa bệnh Gumboro ở gà cao, cần phải kết hợp giữa các yếu tố như: hạ sốt, cung cấp điện giải, chống xuất huyết, giải độc, tiêu viêm, bổ sung vitamin, chống bệnh kế phát…

Bà con có thể tham khảo hướng dẫn cách điều trị bệnh Gumboro ở gà như sau:

Tiêm kháng thể Gumboro cho cả đàn gà, với liều lượng 2 mũi cách nhau 3 ngày (2-3 ml/ con). Đây là kháng thể sống để diệt vi rút gây nên bệnh cho gà, tiêm ngay sẽ có hiệu quả ngay,

Hạ sốt: Sử dụng Para C30 hay Para C10 (đây là các loại thuốc có thành phần Paracetamol) với liều lượng:

  • Para C30: Hoà 1g thuốc với 3-4l nước tương đương 1g/30kg thể trọng cho vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn.
  • Para C10: Hoà 1g thuốc với 2 lít nước tương đương 1g/10kg thể trọng cho vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn.

Điều trị

Triệt tiêu độc tố nấm mốc, ức chế tiêu diệt vi khuẩn gây hại và xử lý đường ruột bằng cách sử dụng thuốc Lactocid.

Trong 1000ml thuốc Lactocid gồm: 

  • Acid Formic: 5000 mg
  • Acid Citric: 1000 mg; Acid lactic: 4417 mg
  • Acid Benzoic: 1500 mg
  • Dung môi vừa đủ: 1.000ml

Sử dụng bằng cách pha theo liều lượng 2ml thuốc tương đương 1 lít nước hoặc 1-2ml/ 5kg thể trọng, dùng liên tục trong vòng 05 ngày, hết 05 ngày dùng cách nhật. 

Xem thêm:  Bệnh marek khiến gà tự nhiên đi tập tễnh

Để tăng sức đề kháng, trợ lực cho gà bổ sung vào trong nước các chất điện giải như B-Complex, T.Colivit, Gluco, BIO SART 102

Tăng đề kháng

Phòng bệnh 

Trong công tác phòng bệnh Gumboro ở gà, người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm túc  về việc vệ sinh chuồng trại để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh. Chuồng trại phải cách ly với khu vực dân cư và có hàng rào ngăn. Thường xuyên chú trọng khâu vệ sinh tiêu độc chuồng trại bằng việc sử dụng các chất sát trùng như formalin, Iod, chloramin, ….

Bên cạnh đó, thức ăn cho gà phải sạch sẽ, nên sử dụng thức ăn công nghiệp. Đồng thời, người chăn nuôi phải vệ sinh, khử trùng các dụng cụ như máng ăn, máng uống… bằng nước sôi. 

Để phòng bệnh Gumboro ở gà hiệu quả cao, sử dụng vắc xin Gumboro cho gà theo lịch như sau:

  • Lần 1: Gà được 10 ngày tuổi tuổi bằng cách nhỏ mắt, nhỏ mũi từ 1-2 giọt theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 
  • Lần 2: Gà từ 21-28 ngày tuổi bằng cách nhỏ mắt, nhỏ mũi từ 1-2 giọt theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 
  • Lần 3: Dùng vắc xin nhũ dầu tiêm vùng dưới da theo liều lượng 0,3-0,5ml/ con, tốt nhất tiêm phòng cho gà bố mẹ để phòng ngừa cho gà con sau này. 

Phòng bệnh

Trên đây là các thông tin chia sẻ về bệnh Gumboro ở gà với các kiến thức chi tiết để bà con chăn nuôi dễ dàng nhận biết gia cầm có đang mắc bệnh không để từ đó có các cách xử lý và điều trị đúng và phù hợp. Để phòng ngừa căn bệnh này cho gà, người chăn nuôi cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiến hành tiêm vắc xin đúng liều lượng để đàn gà được khỏe mạnh, tăng hiệu quả cao về mặt kinh tế.

vo-xuan-vinh

Trưởng phòng dự án và xây dựng chuồng trại chăn nuôi

Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành Chăn nuôi Thú Y