Kỹ thuật tăng năng suất sinh sản heo nái

Mô hình nuôi heo nái sinh sản đang ngày càng được mở rộng và phát triển, hỗ trợ thúc đẩy năng suất cao, tiết kiệm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải người chăn nuôi nào cũng nắm vững các cách nuôi heo nái này. Xem ngay bài viết để có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc heo nái sinh sản hiệu quả!

Xây dựng mô hình nuôi heo nái sinh sản hiệu quả

Mô hình nuôi heo nái sinh sản không còn quá xa lạ ở các trang trại chăn nuôi và ngày càng được mở rộng, cải tiến. Bởi năng suất thu hoạch vượt trội, tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với các cách nuôi heo nái khác. Cùng điểm qua 6 bước của mô hình nuôi heo nái này nhé!

Bước 1: Xây chuồng nuôi với các thiết bị cần thiết

Chuồng nuôi heo nái cần được xây dựng cao ráo, tránh ngập lụt vào mùa mưa. Đồng thời, đảm bảo mùa Hè được thoáng mát và ấm áp trong mùa Đông.

Tùy vào từng giai đoạn và mục đích nuôi heo nái mà người chăn nuôi cần chuẩn bị các loại chuồng khác nhau như:

  • Chuồng nuôi heo nái chờ phối.
  • Chuồng nái chửa.
  • Chuồng heo nái đẻ và nuôi con.

Đồng thời, chuẩn bị một số vật dụng cần thiết khác như sàn nhựa nuôi heo, máng ăn, máng uống, thức ăn chuyên dụng dành cho heo nái đẻ và heo con sau khi cai sữa. Bên cạnh đó, đừng quên chuẩn bị một số loại thuốc để xử lý kịp thời nếu heo nái gặp vấn đề về sức khỏe.

Xem thêm:  Cách phối giống cho lợn nái được nhiều con và cho con giống khỏe mạnh

 Chuồng heo nái cần được xây dựng cao ráo, thoáng mát, có ô ngăn chia giữa heo mẹ và con non

Chuồng heo nái cần được xây dựng cao ráo, thoáng mát, có ô ngăn chia giữa heo mẹ và con non

Bước 2: Chọn giống

Sau khi đã chuẩn bị chuồng, trại cho heo nái phù hợp, người chăn nuôi tiến hành chọn giống heo tương ứng với mục đích kinh tế. Để heo đạt được năng suất sinh sản cao, cần chọn heo giống hậu bị lúc 8 tháng tuổi, trọng lượng đạt khoảng 90 – 100kg.

Tốt nhất nên chọn heo nái giống có các đặc điểm về thể chất tốt như đòn dài, mông, đùi to, bụng thon, vai nở, ngực sâu, bộ khung xương vững chắc, có trên 12 vú, không có vú lép và đặc biệt là bộ phận sinh dục không khuyết tật.

Bước 3: Phối giống

Không nên phối giống cho heo nái ngay từ lần động dục đầu tiên, lúc này các cơ quan chức năng chưa phát triển hoàn toàn, trứng rụng ít và đạt năng suất thấp khi sinh con.

Người chăn nuôi nên tiến hành phối giống cho heo nái hậu bị vào lần động dục thứ 2 trở đi.

Ngoài ra, nên ghi nhớ ngày phối giống để tính toán được thời gian heo đẻ.

Bước 4: Chăm sóc, nuôi dưỡng

Đây là giai đoạn khá quan trọng trong cách nuôi heo nái sinh sản, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe và chất lượng heo con khi ra đời. Đòi hỏi người chăn nuôi cần áp dụng chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc bài bản vào cách nuôi heo nái.

Bước 5: Hỗ trợ heo nái sinh con

Trước khi heo nái sinh con, người chăn nuôi cần bảo đảm chuồng trại thật sạch sẽ. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì nên nhờ bác sĩ thú y có khả năng đỡ đẻ để hỗ trợ heo nái “mẹ tròn con vuông”.

Bước 6: Chăm sóc heo nái thời kỳ nuôi con

Sau khi heo nái đẻ, cần chuyển cả mẹ và con sang chuồng được phân chia 2 ô có vách ngăn. Giúp heo con bú đều sữa từ mẹ và heo mẹ cũng không vô tình đè chết con.

Xem thêm:  Biện pháp phòng trừ một số bệnh hay gặp ở heo

Ngoài ra, cần theo dõi tình trạng sức khỏe của heo mẹ xem có bị sốt, chảy dịch hay không để đề phòng tình trạng sót nhau, viêm nhiễm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cho các lứa sau.

Sau khi heo nái đẻ, cần chuyển cả mẹ và con sang chuồng được phân chia 2 ô có vách ngăn

Sau khi heo nái đẻ, cần chuyển cả mẹ và con sang chuồng được phân chia 2 ô có vách ngăn

Kỹ thuật tăng năng suất sinh sản heo nái

1. Không cho phối lại

Heo nái hậu bị sẽ đạt tỷ lệ thụ thai đến 96% ngay từ lần phối đầu và có năng suất rất cao. Nếu phối lần đầu mà thất bại thì nên đào thải không cần quan tâm đến vấn đề giảm hiệu quả kinh tế.

2. Phối lúc sáng sớm

Đây cũng là một trong các cách nuôi heo nái sinh sản đạt hiệu quả cao trong giai đoạn phối giống. Sáng sớm là lúc trại yên tĩnh, tỷ lệ đậu thai khi phối giống trong thời điểm này được đánh giá khá cao.

3. Chuyển nái

Sau khi phối giống từ 10 đến 35 ngày thì không được chuyển heo, bởi đây là giai đoạn hình thành thai nhi, có thể làm ảnh hưởng đến số lượng con sinh ra.

4. Vệ sinh

Đây là một trong các kỹ thuật nuôi heo nái quan trọng nhất, người chăn nuôi cần phải hết sức lưu ý. Chuồng trại nên được vệ sinh định kỳ, dọn sạch thức ăn rơi vãi quanh máng và phân mỗi ngày để tránh nhiễm khuẩn phần âm hộ khi heo nái nằm xuống. Đặc biệt, mỗi tuần phải dành 4 tiếng cho việc vệ sinh sát trùng.

5. Duy trì chất lượng thức ăn

Người chăn nuôi có thể mua thức ăn từ các nhà cung cấp và nhờ tư vấn về mỗi loại theo từng giai đoạn sinh sản. Heo hậu bị có thể ăn thức ăn cho heo giống khi đã đạt khoảng 100kg và cần bổ sung thêm chất xơ để đề phòng táo bón. Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra lượng dinh dưỡng và độc tố nấm mốc, đảm bảo thức ăn luôn sạch, còn hạn sử dụng.

Xem thêm:  Gắn thẻ tai cho heo và những điều cần biết

6. Chọn heo đực giống tốt để lai

Trong các cách nuôi heo nái hiệu quả sinh sản cao, người ta cũng khá chú trọng đến vấn đề chọn giống heo đực. Nhờ đó mà lứa heo con có được các phẩm chất tốt về sau như tỷ lệ nạc cao, ít bệnh tật. Một số giống heo đực thường được chọn để phối đó là Yorkshire, Landrace, Duroc,…

7. Bấm răng

Cách nuôi heo nái sau khi sinh có đạt hiệu quả tốt không còn nhờ vào việc bấm răng heo con. Điều này sẽ giảm khả năng heo con có thể cắn vú mẹ và làm tổn thương những con khác. Tiến hành bấm răng ngay sau khi sinh 24 giờ và cắt sát chân răng để tránh chảy máu.

Cần tiến hành bấm răng heo con 24 giờ sau khi sinh bằng kìm chuyên dụng
Cần tiến hành bấm răng heo con 24 giờ sau khi sinh bằng kìm chuyên dụng

9. Hệ thống bú sữa

Hệ thống bú sữa bổ sung sẽ hỗ trợ rất tốt cho người chăn nuôi trong cách nuôi heo nái, giúp cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho heo con. Đồng thời hạn chế việc heo mẹ bị mất sức do sản sinh sữa quá nhiều.

9. An toàn dịch bệnh

Cách nuôi heo nái tốt nhất đó là theo dõi lịch tiêm phòng định kỳ cho cả heo mẹ và con non. Bên cạnh đó cũng cần thường xuyên vệ sinh, sát khuẩn chuồng trại để hạn chế nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh.

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi heo nái bài bản từ A đến Z giúp đạt năng suất sinh sản cao. Hy vọng những kinh nghiệm quý báu này sẽ giúp người chăn nuôi có cách nuôi heo nái hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận.

vo-xuan-vinh

Trưởng phòng dự án và xây dựng chuồng trại chăn nuôi

Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành Chăn nuôi Thú Y