Am hiểu cách chọn đầu kim tiêm inox cho thú y giúp người chăn nuôi có thể tự tiêm vacxin cho gia cầm, gia súc hiệu quả, tiết kiệm tối đa chi phí thú y. Dưới đây Siêu Thị Thiết Bị Chăn Nuôi Thú Y phân loại và hướng dẫn cách chọn kim tiêm phù hợp với từng loại vật nuôi và vị trí tiêm.
Ưu điểm của đầu kim tiêm inox
Mũi kim tiêm inox được sử dụng trong tiêm chủng gia cầm, gia súc nhờ những ưu điểm như:
- Chất liệu inox có độ bền cao, không dễ uốn cong, gãy hay ăn mòn bởi các loại axit, kiềm.
- Phần đốc kim tiêm bằng kim loại có khắc số kim, đầu mũi rỗng ruột và vát nhọn.
- Kim được sản xuất với độ hoàn thiện cao, thân mũi kim được mài mịn, không có gờ nổi gây đau đớn cho con vật.
- Mũi kim vát nhọn giúp đưa thuốc vào con vật một cách dễ dàng mà không để lại vết hở lớn, trầy xước trên động vật.
- Kim tiêm thường có thể tái sử dụng nếu vệ sinh và khử trùng đúng cách.
Kích cỡ kim tiêm thú y
Đầu mũi kim tiêm inox có nhiều chủng loại và kích cỡ khác nhau, được xác định bằng số “ga” (gauge). Con số này chỉ độ dày đường kính của mũi kim. Chiều dài của các loại kim tiêm thường trong khoảng từ 0,5 đến 3 inch. Các mũi kim có độ dày và dài khác nhau sẽ phù hợp với các loại vật nuôi và vị trí tiêm khác nhau.
Thông thường ký hiệu kích thước đầu mũi kim tiêm được quy ước chung dưới dạng: Số gauge + inch (dạng phân số). Ví dụ: kim 22G ½ được hiểu là kim có đường kính 22 gauge (tương đương 0,7mm), chiều dài ½ inch (xấp xỉ 12,7mm).
Tuy nhiên khi mua đầu kim tiêm, người mua có thể yên tâm bởi đa phần các mũi kim hiện nay đều là dạng “luer lock”, nghĩa là chúng có phần gốc có thể khóa chặt vào ống tiêm, cho dù đầu mũi kim có kích thước nào đi nữa.
Cách chọn đầu mũi kim tiêm thú y
Như vậy khi chọn mua kim tiêm thú y, các hộ chăn nuôi nên mua các loại đầu kim tiêm inox có ký hiệu “luer lock” và chọn đầu kim có số “ga” phù hợp. Gia cầm và gia súc có kích thước khác nhau, vì vậy mũi kim tiêm cho mỗi loại cũng khác nhau. Bên cạnh đó, tùy vào kỹ thuật tiêm và vị trí tiêm mà người nuôi chọn loại mũi kim phù hợp.
Kim tiêm cho gia súc
Kim tiêm cho các loại gia súc thường được chọn dựa vào trọng lượng của con vật và vị trí tiêm. Kim có thể sử dụng cho heo và cả bò, trâu,..
- Kim tiêm cho heo con (dưới 10kg): kim 22G ½ (đường kính 0,7mm, dài 12mm) hoặc kim 20G ½ (đường kính 0,9mm, dài 25mm).
- Kim tiêm gia súc trọng lượng 10 – 30kg: kim 18G ¾, có đường kính 1,2mm, chiều dài từ 20mm.
- Kim tiêm gia súc trọng lượng 30 – 100kg: kim 18G ¾ (đường kính 1,8mm, dài từ 20mm) hoặc kim 16G 1½ (đường kính 16mm, dài 38mm).
- Kim tiêm cho đại gia súc trọng lượng trên 100kg: kim 16G 1.½ có đường kính 16mm, chiều dài 38mm.
Vị trí tiêm thường được quy định đối với từng loại thuốc. Người nuôi có thể đọc thông tin hướng dẫn trên vỏ hộp thuốc để biết cách pha thuốc và xác định vị trí tiêm trên con vật.
- Tiêm dưới da: Kim dùng để tiêm dưới da có độ dài từ 25mm đến 30mm, mũi kim sắt và vát dài, đường kính 0,6mm hoặc 0,8mm.
- Tiêm trong da: Kỹ thuật tiêm thuốc trong da cần kim tiêm cỡ nhỏ, mũi vát ngắn, dài 15mm và đường kính trong khoảng 0,4mm đến 0,6mm.
- Tiêm bắp: Tiêm bắp yêu cầu mũi kim vát dài để xuyên vào cơ, độ dài từ 40 đến 60 mm, đường kính khoảng 0,7mm đến 1mm.
- Tiêm tĩnh mạch: Kim tiêm tĩnh mạch cần có đầu được vát ngắn, dài từ 25 đến 30mm, đường kích khoảng 0,6 hoặc 0,7mm.
Đầu kim tiêm cho gia cầm
Khác với gia súc, các loại gia cầm phổ biến như gà, vịt cần loại kim tiêm nhỏ hơn, kim tiêm chuyên biệt cho thủy cầm.
- Kim tiêm bắp cho gà (có thể dùng tiêm ngoài da cho gà, vịt con): kim 22G ¼, có đường kính mũi kiêm 0,7mm, dài 6mm.
- Kim tiêm thường, chuyên dùng cho gà con: kim 20G 1/4, đường kính 0,9mm, chiều dài 6mm.
- Kim tiêm thuốc dạng lỏng: kim 22G 1/2, có đường kính 0,7mm, dài 13mm.
- Kim tiêm vac-xin, thuốc đặc, thuốc dạng nhũ dầu: kim 20G 1/2, đường kính 0,9mm, dài 13mm.
Việc chọn đúng kim tiêm cho gia cầm, gia súc giúp các hộ chăn nuôi giảm chi phí thú y và tự điều trị, tiêm vacxin cho vật nuôi trong nhiều trường hợp. Bên cạnh đó, người nuôi cũng nên chọn mua kim tiêm tại những cơ sở vật dụng thú y uy tín để đảm bảo an toàn cho vật nuôi và hiệu quả tiêm chủng.
Phó phòng Marketing
Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi