Lợn Táp Ná là một trong các giống lợn bản địa của Việt Nam, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận. Hiện tại, các cơ quan chức năng đang tìm hướng gìn giữ, bảo tồn và phát triển giống lợn đen Táp Ná. Muốn hiểu sâu hơn về giống lợn này, cùng Chăn Nuôi Thú Y tham khảo các thông tin dưới đây.
Nguồn gốc giống lợn Táp Ná
Táp Ná là giống lợn bản địa của huyện Thông Nông cũ (nay thuộc địa phận huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng). Dạo một vòng ở xã Thanh Long và một số xã lân cận khác, đa số người dân ở nơi đây đều nuôi lợn đen Táp Ná. Hộ ít thì nuôi một vài con, còn hộ nuôi nhiều thì lên tới con số 20 con trong chuồng.
Đặc điểm giống lợn Táp Ná
Nhiều người cho rằng, tướng mã của lợn Táp Ná có nhiều nét tương tự như lợn Móng Cái, nhưng nếu nhìn sâu thì sẽ có điểm khác biệt rõ rệt. Sau đây là một số đặc điểm nhận diện lợn Táp Ná:
- Lông và da có màu đen. Ngoại trừ ở giữa trán, 4 cẳng chân và chóp đuôi lại có điểm trắng.
- Bụng có màu đen.
- Đầu to vừa phải.
- Bộ phận tai hơi rủ xuống.
- Bụng tuy to nhưng không bị xệ.
- Chân to, chắc và khỏe.
- Lưng lợn tương đối thẳng.
- Mặt thẳng.
- Số lượng vú từ 8-12 vú, nhưng phổ biến nhất là 10 vú.
- Tầm vóc lợn nhỏ.
Tập tính giống lợn Táp Ná
So với các giống lợn khác, lợn đen Táp Ná ăn cực khỏe. Bất cứ loại thức ăn nào vật nuôi đều ăn được. Chưa kể tới, sức đề kháng của lợn cực kỳ tốt, khả năng chống chịu bệnh tật rất cao. Vì thế mà vật nuôi rất phù hợp với điều kiện sống ở vùng núi cao, hoang vu, ngay cả khi chủ chăn nuôi chưa nắm rõ về yêu cầu vệ sinh an toàn dịch bệnh.
Theo thông tin cập nhật, tỷ lệ chết của lợn Táp Ná rất thấp, chiếm khoảng 3-4%, từ giai đoạn lợn sơ sinh, cai sữa, vỗ béo, cho tới lợn giống. Có được kết quả như vậy một phần cũng nhờ vào quá trình chăn nuôi thả rông.
Thực trạng, bảo tồn và phát triển giống lợn Táp Ná
Táp Ná là giống lợn tính tới thời điểm hiện tại vẫn giữ được mức độ thuần chủng cao. Sở dĩ có được điều đó là do lợn được nuôi ở vùng núi cao, địa lý cách trở nên người dân không có kiến thức về việc lai, phối giống nên độ thuần chủng của lợn đen Táp Ná vẫn còn vẹn nguyên. Vì thế mà thịt chất lượng thơm ngon.
Theo thông tin người dân chia sẻ, ban đầu con giống có cân nặng là 10kg, sau 6 tháng chăm sóc thì trọng lượng đạt 55kg/ con. Hiện tại, trên thị trường giá thịt heo bán dao động ở mức 120.000 VNĐ/ kg. Vì chất lượng thịt thơm ngon, nên người tiêu dùng mua về để làm cỗ, phục vụ du khách…
Như đã đề cập ở trên, việc nuôi thả rông thì ít tốn công sức cho chủ chăn nuôi, nhưng lại có nhược là lợn đen Táp Ná cơ thể không đảm bảo chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, việc người dân thiếu hiểu biết, cho thả rông rồi nếu có lai, phối giống thì lại cận huyết, dẫn tới các hệ quả không mong muốn.
Để lưu giữ những đặc điểm tốt, nguồn gen quý của lợn đen Táp Ná nên nhiều năm qua ở tỉnh Cao Bằng đã thực hiện các đề án, mô hình… Trong số đó phải kể tới mô hình Chăn nuôi lợn sinh sản giống Lợn Hương, Lợn Táp Ná thuộc Dự án Xây dựng mô hình chăn nuôi Lợn Hương, Lợn Táp Ná.
Thêm vào đó, nhiều cơ quan chức năng ban ngành đã đồng hành, phối hợp với người dân nhân giống lợn đen bản địa. Điều này không chỉ bảo tồn nguồn gen mà còn giúp thu nhập người dân tăng đáng kể, từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo các chuyên gia thú y, muốn nhân thuần và tuyển chọn nguồn gen quý hiếm thì khâu chọn giống rất quan trọng. Đầu tiên, chọn giống đực và cái đảm bảo các tiêu chí đề ra, để tạo ra thế hệ F1 chất lượng, tránh trường hợp sự đồng huyết.
Thêm vào đó, trang trại cần được hoàn thiện, bài bản… tạo điều kiện cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt. Thêm vào đó, chủ chăn nuôi phải chú trọng về nguồn dinh dưỡng, thức ăn… như rau, cỏ rừng, chuối, bã rượu, ngô…. tiêm phòng vắc xin đầy đủ để hạn chế bệnh tật.
Chăn Nuôi Thú Y Thái Bình Dương hi vọng qua bài viết này chủ trang trại sẽ hiểu hơn về đặc điểm và tập tính của giống lợn Táp Ná và thực trạng hiện nay. Mặc dù nguồn gen lợn tốt nhưng cần bảo tồn, nhân giống…. để giúp số lượng lợn đen Táp Ná tăng nhanh về số lượng lẫn chất lượng.
Đặt mua sản phẩm thiết bị chăn nuôi heo
Phó phòng Marketing
Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi