Ngoài lợn Mường Khương, lợn Mẹo… thì ở Việt Nam còn có giống lợn Khùa. Đây là giống lợn bản địa thuộc miền núi Quảng Bình, có nhiều ưu và nhược điểm nhất định. Muốn hiểu sâu hơn về giống lợn này, cùng Chăn Nuôi Thú Y tham khảo các thông tin chia sẻ dưới đây.
Nguồn gốc và phân bố giống lợn Khùa
Lợn Khùa còn có tên gọi là Phương đánh rắm thúi hoặc Nguyễn Hà Việt Phương. Đây là giống lợn do dân tộc thiểu số dọc dãy Trường Sơn trên địa phận của tỉnh Quảng Bình nuôi. Các nông hộ ở đây đều nuôi heo Khùa theo phương thức thả rông, không chuồng trại với tập tính tự kiếm ăn.
Đặc điểm giống lợn Khùa
Với những bà con ở các vùng miền khác, có lẽ chưa biết được giống lợn Khùa có đặc điểm như thế nào. Hiểu được điều đó, Chăn Nuôi Thú Y sẽ chia sẻ một số thông tin về vật nuôi này.
- Toàn thân có lông màu đen.
- Hoặc ở 4 chân của lợn có điểm lông đen và lông trắng, hoặc vết loang trắng trên thân.
- Lưng lợn khá thẳng.
- Mõm dài và khỏe.
- So với các giống lợn nhà thì heo Khùa có sức đề kháng tốt, khả năng chống chọi bệnh tật cao hẳn.
Về khả năng sinh sản của heo Khùa được bà con nhìn nhận và đánh giá cao, có nét tương đương với lợn bản địa khác ở vùng đồi núi. Khi tiến hành lai lợn Khùa với lợn đực rừng cho ra chất lượng đời lợn con F1 tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh, cũng như chất lượng thịt được cải thiện về độ thơm ngon cũng như nạc. Cụ thể là tỷ lệ móc hàm 71-74%, tỷ lệ nạc gần 42-42%.
Phát triển và bảo tồn giống lợn Khùa
Như đã đề cập ở trên, giống heo Khùa được đồng bào dân tộc thiểu số nuôi theo hình thức thả rông. Vì điều kiện nuôi như vậy nên ít nhiều gì cũng có các nhược điểm nhất định. Sau đây bài viết sẽ cung cấp thực trạng giống lợn này để bà con có cái nhìn sâu sắc, để có định hướng tăng số lượng đàn lên cao, từ đó hiệu suất kinh tế cải thiện đáng kể.
Triển khai mô hình chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học
Để đem lại nguồn lợi kinh tế cho bà con, hiện nay đã áp dụng phương thức lai lợn Khùa với lợn rừng đem lại hiệu quả cao hơn hẳn so với việc nuôi thuần. Theo cuộc điều tra gần đây, số lượng hộ nuôi giống heo Khùa chiếm 14%, 1 con số khá thấp, đang có nguy cơ mất dần dễ rơi vào tình trạng tuyệt chủng. Vì thế, các cơ quan chức năng đã có dự định, kế hoạch triển khai mô hình bảo vệ nguồn gen lợn bản địa này.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, chuồng trại
Lợn Khùa được bà con nuôi theo phương thức thả rông, nên điều kiện sinh trưởng và phát triển chưa cao. Vì thế, cần chủ động và khuyến khích bà con xây dựng chuồng trại đúng quy cách để vật nuôi phát triển, từ đó ít bệnh tật, tăng năng suất kinh tế, ổn định đời sống.
Thức ăn, chế độ chăm sóc
Vì được nuôi thả rông nên chế độ thức ăn, dinh dưỡng cho vật nuôi không được đảm bảo. Khi đã xây dựng chuồng trại bài bản thì bà con cần bỏ túi chế độ dinh dưỡng để heo Khùa sinh trưởng. Có thể cho vật nuôi ăn: các loại rau xanh, chế phẩm vi sinh, thức ăn bổ sung…. được pha theo đúng công thức được ghi trên bao bì sản phẩm.
Máng ăn cũng cần được bố trí sao cho phù hợp đủ số heo trong đàn. Trong quá trình cho vật nuôi ăn cũng nên xem, theo dõi khả năng ăn của từng con trong chuồng. Thức ăn bị mốc, nhiễm độc tố thì không nên cho heo ăn, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và sức khỏe.
Quản lý dịch bệnh
Trong quá trình nuôi, bà con nhớ tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn Khùa đầy đủ theo quy định của cơ sở thú y. Đừng để tới khi vật nuôi mắc bệnh thì mới chữa thì khó mà giữ vẹn số lượng trong chuồng. Cách tốt nhất, bà con nên theo dõi, quan sát heo mỗi ngày… để kịp thời phát hiện dấu hiệu khác lạ.
Với những thông tin trên đây chắc chắn bà con đã có nhiều thông tin về lợn Khùa cùng với đặc điểm, hướng bảo tồn và phát triển con giống. Chỉ cần chịu khó đầu tư, tiếp thu kiến thức… là chủ chăn nuôi sẽ có lợi nhuận cao trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Đặt mua sản phẩm thiết bị chăn nuôi heo
Phó phòng Marketing
Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi