Phòng tránh những bệnh thường gặp trên đàn gia súc trong mùa mưa

Vào mùa mưa, gia súc bị ảnh hưởng nhiều do thiếu thức ăn và dịch bệnh. Do đó, người chăn nuôi cần biết cách phòng chống các bệnh thường gặp trên gia súc trong thời điểm này để tránh thiệt hại kinh tế.

1. Bệnh chướng hơi dạ cỏ

Đối tượng mắc bệnh: trâu, bò, dê, cừu

Thời điểm mắc bệnh: Bệnh xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất là vào mùa mưa; khoảng tháng 3 – 4 và tháng 7 – 8 âm lịch. Bệnh thường ở thể cấp tính, diễn biến nhanh; không điều trị đúng, kịp thời, gia súc sẽ chết rất nhanh.

Nguyên nhân

Do thức ăn: Cỏ, thân lá cây non chứa nhiều nước, thức ăn bị dính nước mưa, thức ăn ôi thiu, lên men quá chua, nấm mốc, thức ăn chứa chất nhày sinh bọt khí; gia súc ăn quá nhiều các loại thức ăn tinh bột dễ lên men và sinh hơi (củ sắn, bột ngô…).

Thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường tiêu hóa (trời đang nắng nóng, đột ngột mưa lạnh kéo dài)

Vào mùa mưa, gia súc bị ảnh hưởng nhiều do thiếu thức ăn và dịch bệnh.

Triệu chứng bệnh

Ban đầu gia súc kém ăn, bỏ ăn, không nhai lại, đứng choãi chân ra phía trước, sùi bọt mép, miệng ngáp ợ hơi liên tục.

Các triệu chứng tiếp theo như bụng căng, lõm hông bên trái căng phồng, gõ tay vào nghe thấy tiếng kêu rõ. Gia súc có hiện tượng khó thở do phổi bị chèn ép, lỗ mũi mở to.

Các triệu chứng trên xảy ra kế tiếp nhau và rất nhanh trong khoảng vài giờ, nếu không điều trị kịp thời con vật có thể chết do ngạt thở.

Cách phòng bệnh

Trong mùa mưa cần chú ý tránh để thức ăn dính nước, thức ăn thu hái gặp mưa cần hong khô trước khi cho gia súc ăn. Nếu thức ăn quá non cần bổ sung rơm khô, cỏ khô để giảm nước trong thức ăn.

Xem thêm:  Thông gió trong trại gia cầm ảnh hưởng như thế nào đến năng suất gia cầm?

Không cho ăn quá nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm, thức ăn chứa chất nhày dễ lên men sinh hơi.

Không nên chăn thả gia súc khi trời mưa.

chuong-hoi-da-co

2. Hội chứng tiêu chảy

Nguyên nhân:

Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa ẩm làm bãi chăn, đồng cỏ, chuồng trại bị ô nhiễm tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh như vi khuẩn, vi rút hay ký sinh trùng phát triển bám vào thức ăn và theo nguồn nước xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Do gia súc ăn thức ăn dính bẩn, ôi thiu, thức ăn quá nhiều đạm thay đổi thức ăn đột ngột dẫn đến rối loạn tiêu hóa gây ỉa chảy.

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều ở gia súc non dưới 6 tháng tuổi do mẫn cảm với mầm bệnh và thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường chăn nuôi.

Triệu chứng bệnh

Gia súc ăn ít hoặc bỏ ăn, không nhai lại, uống nhiều nước, sau đó ỉa lỏng, ban đầu phân chỉ là dịch màu xám xanh, xám vàng có mùi tanh, gia súc bệnh bị mất nước nhanh, da nhăn nheo.

Trường hợp bệnh do gia súc bị ký sinh trùng làm tổn thương thành ruột gây xuất huyết và nhiễm khuẩn kế phát, gia súc đi ngoài phân nhày có lẫn máu và niêm mạc.

Cách phòng bệnh

Định kỳ tiêu độc chuồng trại bằng các loại thuốc sát trùng.

Định kỳ tẩy trừ giun sán ký sinh đường tiêu hóa bằng Vimectin và VimeFasci hoặc Hanmectin mỗi năm 2 lần cách nhau 6 tháng.

Rửa sạch và hong khô thức ăn trước khi cho gia súc ăn, tập cho gia súc quen dần với thức ăn mới.

Che chắn chuồng nuôi tránh rét, gió lùa và mưa tạt.

tieu-chay-gia-suc

3. Bệnh tụ huyết trùng

Nguyên nhân

Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, nguồn lây bệnh từ thức ăn, nước uống hay từ chất thải của động vật ốm sang động vật khỏe.

Xem thêm:  Vỉ trứng giấy cũ với ý tưởng thiết kế đồ vật trang trí độc đáo

Bệnh cũng có thể phát sinh do vi khuẩn có sẵn trong đường tiêu hóa hoặc hô hấp của gia súc khi thời tiết thay đổi đột ngột. Gia súc ốm yếu giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho vi khuẩn tụ huyết trùng phát triển và gây bệnh.

Bệnh xảy ra rải rác quanh năm và ở tất cả các vùng, nhưng phát mạnh nhất vào mùa mưa lũ do vi khuẩn lây lan theo nước và bám vào thức ăn.

Triệu chứng bệnh

Bệnh thường ở thể cấp tính đối với trâu bò, thời gian ủ bệnh chỉ 1 – 3 ngày, con vật có biểu hiện như sau:

Không nhai lại, mệt nhọc, sốt cao đột ngột 40 – 42 0C; nước mắt, mũi chảy liên tục; niêm mạc mắt, mồm, mũi, tổ chức dưới da có tụ huyết đỏ sẫm; tối xám.

Một số gia súc bị thể đường ruột thì xuất hiện các triệu chứng ỉa chảy dữ dội, phân lẫn máu và tế bào ruột bong tróc.

Nếu bệnh ác tính hay còn gọi là thể quá cấp tính thì đột nhiên sốt cao đến 420C, hung dữ, điên cuồng, đập đầu vào thành chuồng, chết nhanh trong 24 giờ.

Gia súc bệnh không chết sẽ chuyểnmãn tính, ruột viêm lúc ỉa chảy, lúc táo bón, viêm khớp, viêm phế quản và phổi mãn tính. Trong vài tuần, gia súc có thể khỏi bệnh nhưng thường gầy rạc.

Cách phòng bệnh

Hàng năm, cần tiêm vắc – xin tụ huyết trùng 6 tháng/ lần và tiêm trước mùa mưa lũ bằng một trong các loại vắc xin sau: vắc xin pha formol và keo phèn, vắc xin nhũ hóa, vắc xin nhược độc.

Chuẩn bị đầy đủ thức ăn cho gia súc trước mùa mưa lũ, chăm sóc nuôi dưỡng gia súc tốt đảm bảo sức đề kháng với bệnh.

Định kỳ tiêu độc chuồng trại bằng các loại thuốc sát trùng.
tu-huyet-trung-heo

4. Dịch tả lợn

Là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh và rộng, bệnh có biểu hiện đặc trưng là bại huyết và xuất huyết. Bệnh phát ra ở lợn thuộc tất cả các lứa tuổi với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.

Xem thêm:  Cách làm chuồng nuôi cu gáy sinh sản

Triệu chứng bệnh

Thời gian nung bệnh từ 2 – 3 ngày và bệnh thường phát ra ở 2 thể.

Thể cấp tính: lợn ủ rũ, lười ăn, hay tìm chỗ tối để nằm. Sau 2 – 3 ngày nhiễm bệnh thường bị sốt cao, kéo dài khoảng 4 – 5 ngày. Lợn bị bệnh thường xuyên thở mạnh, ở các chỗ da mỏng (như mõm, chỏm tai, chân và quanh sườn) xuất hiện các nốt đỏ riêng biệt rồi phát triển thành đám xuất huyết lớn. Sau đó, các điểm đỏ này bị tím lại rồi bong da vảy…

Lợn đi phân không ổn định, lúc đầu thì táo bón, khi thân nhiệt  hạ nhanh dưới bình thường thì đi ra phân lỏng; bị bệnh ở thể cấp tính thường xuống sức nhanh chóng và chết sau 3 – 6 ngày.

Bệnh dịch tả lợn lây lan chủ yếu qua đường tiêu hoá. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa mưa. Lợn khỏe mạnh ăn uống phải virut dịch tả sẽ phát bệnh nếu chưa được tiêm phòng bằng vắc – xin.

benh-pho-thuong-han-heo

Cách phòng bệnh

Với bệnh dịch tả thì việc phòng bệnh bằng tiêm ngừa vắc – xin là chủ yếu. Đối với lợn nái tiêm phòng trước khi cho phối giống; đối với lợn con tiêm phòng sau khi đẻ 20 ngày và trước khi cai sữa, xuất chuồng.

Nên tiêm phòng cho lợn theo định kỳ 6 tháng/lần. Khi phát hiện lợn nghi mắc bệnh dịch tả cần nhanh chóng báo ngay cho thú y địa phương để có biện pháp phòng chống kịp thời.

Bệnh dịch tả lợn do virus gây ra; phòng bệnh bằng tiêm ngừa vắc – xin, lợn nái tiêm phòng trước khi cho phối giống, lợn con tiêm phòng sau khi đẻ 20 ngày và trước khi cai sữa, xuất chuồng.
tran-hong-tham

Phó phòng Marketing

Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi